Blogroll

Chữa triệt để bệnh thoái hóa cột sống từ bài thuốc nam

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh phổ biến hiện. Việc phát hiện kịp thời và điều trị thích hợp giúp bệnh nhân thoát khỏi bệnh lý này!

Chữa khỏi bệnh đau lưng từ bài thuốc gia truyền

Đau lưng là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên.

Bí kíp hơn 20.000 người khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Liệu trong thực tế hiện nay có sản phẩm nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.

Bài thuốc bí truyền từ cây mướp đắng trị khỏi bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuyp 2 và tiểu đường tuyp 1 là căn bệnh phổ biến hiện nay. Số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Cơ hội mới cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

1. Thực hiện thay đổi trong lối sống của bạn sớm theo chiều hướng tích cực
- Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá, bia rượu... 
- Tập thể dục đều đặn để có cơ thể khỏe mạnh...
- Ngồi làm việc đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu một chỗ, ... nên đứng dậy đi lại 5-10 phút sau khi đã ngồi tại chỗ 1-2 tiếng.
                                                   

2. Hạn chế nâng, vác các vật quá sức của mình, không nên đi giày cao gót liên tục, khi ngủ nên nằm trên một tấm đệm cứng

3. Chế độ ăn uống bổ dưỡng, đầy đủ
Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều calci như:
- Sữa, các sản phẩm từ sữa - đây là nguồn thực phẩm giàu calci và dễ hấp thu nhất. 
- Các loại rau xanh.
- Các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương.
- Các viên bổ sung calci hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp calci cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.
- Đậu nành không nhiều calci nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

4. Tập thể dục đều đặn, vừa phải, thường xuyên
Giúp để ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa. Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu, cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh và oxy vào xương. 

5. Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết
Canxi, sắt, kẽm ... giúp đỡ trong việc ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa. Không giống như thuốc men, các chất bổ sung không có tác dụng phụ. Đa sinh tố viên, bổ sung sắt, bổ sung canxi và bổ sung kẽm giúp tăng sức mạnh của xương và ngăn ngừa bệnh thoái hóa xương.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.
Bệnh gai cột sống thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.
Tìm hiểu về cột sống: 
Cột sống là trụ cột của toàn thân, bao gồm 33 đốt sống. Cột sống được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý bao gồm:
Đoạn cổ: 7 đốt sống
Đoạn thắt lưng: 5 đốt
Đoạn cùng: 5 đốt
Đoạn cụt: 4 đốt, cột sống tạo thành khung để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh phía sau


Gai cột sống không khó chữa nhưng cần phải đúng phương pháp

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gai cột sống?

Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống:
1. Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Ví dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá ký tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.


Điều trị gai cột sống cần phải đúng phương pháp

2. Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn.
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
- Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương gọi là gai cột sống.
- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.


Gai cột sống lưng và cổ dễ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác

3. Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.

Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) …là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.


Một số dấu hiệu gai cột sống

Các triệu chứng của bệnh gai cột sống

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.
Một số dấu hiệu gai cột sống: 
- Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
- Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
- Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
Tuy nhiên ngoài gai cột sống, các dấu hiệu đau như vừa kể cũng thấy trong bệnh rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Do đó chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể.     

Cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống xuất hiện

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống:

- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.
- Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
- Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. 
- Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
- Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.
- Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.


Một số phương pháp điều trị gai cột sống hiệu quả

Điều trị gai cột sống:

Những phương pháp điều trị gai cột sống cơ bản sau:

1. Dùng thuốc
 - Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
- Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc
+ Thuốc giảm đau thường dùng cho đau cấp tính như paracetamol, celecoxib, melocicam
+ Thuốc giãn cơ như eperison
+ Vitamin B1, B6, B12

2. Phẫu thuật cắt bỏ gai
- Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.
- Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

3. Vật lý trị liệu & Lưu ý trong sinh hoạt
Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.
+ Nghỉ ngơi 10 -15 ngày
+ Không làm việc nặng
+ Hạn chế đi lại
+ Nằm ngửa gối thấp
+ Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm
+ Ngửa cổ hoặc kéo cổ
+ Kéo dãn cột sống thắt lưng
+ Khi đỡ đau có thể tập thể dục, thể thao nhẹ: như tập thể dục tại chỗ, bơi, đi bộ

4. Kết hợp vật lý và thuốc trị liệu (phương pháp trị gai cột sống hiệu quả nhất)

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Vôi hóa cột sống và chứng đau lưng

Đa số người trên 40 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác. Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân. Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương. 



Nguyên nhân: Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống:
1- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thí dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
2- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
- Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.
- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.
3- Gai là một diễn tiến của sự lão hóa. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.
Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống. 
Dấu hiệu
Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau. Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này. Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.  

Biến chứng
Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.  
Điều trị
Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống.Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
-   Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.
-   Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen. 
Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ.  
Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác.Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại. Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật. Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai. 

Kết luận: Một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra gai cột sống là thoái hóa viêm xương khớp. Ta có thể tránh viêm xương khớp bằng cách thường xuyên vận động cơ thể để xương khớp, cơ bắp bền mạnh hơn; giảm cân nếu mập phì; tránh các chấn thương lên xương khớp và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. 

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh gai cột sống

Trả lời:
Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương đốt sống, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp. Có 3 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này: viêm khớp cột sống mạn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng hoặc gân tiếp xúc với đốt sống, cuối cùng là tiền sử bị chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống.
Chiều dài của các gai không lớn và chỉ mọc ở mặt trước, hoặc mặt bên của cột sống, ít khi mọc ở phía sau, việc chèn ép của gai lên các bộ phận khác không nhiều, vì thế, đa phần những người bị gai đôi cột sống sẽ không gặp trở ngại trong sinh hoạt và việc phẫu thuật cắt bỏ gai là không cần thiết. Phẫu thuật gai đôi cột sống chỉ được chỉ định trong các trường hợp gai quá lớn làm hẹp ống tủy hoặc chèn rễ thần kinh cột sống. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng không thể triệt tiêu bệnh hoàn toàn, bởi vì gai có thể mọc lại.
Đối với bệnh gai cột sống, phương pháp điều thích hợp nhất vẫn là châm cứu, vật lý trị liệu, tác động cột sống để tăng sự vận động các cơ khớp… Cùng với phương pháp trên, người bệnh nên chăm chỉ tập TDTT như đi bộ, bơi lội aerobic, yoga; tránh lực mạnh tác động lên cột sống và bổ sung thực phẩm giàu canxi.

Gai cột sống là bệnh gì?
Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đó chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.
Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau. Nhìn chung, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Các thuật ngữ như gai đốt sống cổ (Cervical Spondylosis), gai đốt sống ngực (Thoratic Spondylosis) và gai đốt sống thắt lưng (Lumbar Spondylosis) được sử dụng tương ứng với khu vực mắc phải.
Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.
Tại sao lại bị gai cột sống?
Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống bắt nguồn từ phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống, khi nó gặp vấn đề. Xương sống lưng và cổ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các động tác đi đứng, khiêng nặng, cúi lên cúi xưống. Nó có xu hướng bị thoái hóa theo tuổi tác. Khi đó, phần bao xơ này bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Kết quả là các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và bắt đầu mòn dần do ma sát. Theo đó hình thành các gai xương, gây đau và cản trở cử động của khớp.
Các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng những khớp xương nhỏ ở hai bên phía sau đốt sống. Lúc khớp xương bị thoái hoá, mât sụn bọc các đầu xương ở trong khớp bị hư hại, mòn và tróc ra, làm lộ xương ở dưới sụn. Khớp xương bị viêm (sưng và đau) lúc đứng, ngồi và cả lúc đi. Vì khớp cột sống bị viêm, các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng bị hư hại, cột sống không còn vững chắc như trước. Do đó, cột sống tìm cách tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh những khớp xương sống lưng đó. Đồng thời, thân đốt xương sống mọc ra những nhánh tương tự.
Ngoài ra khi tuổi tác càng cao, thì tình trạng viêm khớp và chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đốt sống. Ngoài ra còn có thể có tác hại do tai nạn, chấn thương, béo phì cũng như tác dụng do yếu tố di truyền (có những người mang gien có tác dụng làm cho đĩa đệm của họ yếu hơn bình thường).
Theo một số thống kê thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
  • Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.
  • Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạngcalcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
  • Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cả một vùng từ gáy, bả vai, trán, đỉnh đầu… rất hay gặp ở những người cao tuổi, người làm việc văn phòng. Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây nhiều biến chứng.


Sinh bệnh do ít vận động
Bác sĩ Dương Đình Phúc – Trưởng Khoa Thần kinh (Bệnh viện 354) cho biết, thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Ngày nay, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ ngày càng tăng do thói quen làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Vùng cổ và gáy không được cử động thường xuyên hoặc luôn cố định ở một tư thế. Ngoài ra, có thể do chế độ sinh hoạt chưa đảm bảo các chất khoáng, canxi… Đáng nói là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều người từ 25 – 28 tuổi đã có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.
Theo BS Võ Tường Kha (BV Thể thao Việt Nam), người bị thoái hóa đốt sống cổ thường bị đau cổ khi vận động, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai… làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế. Người bệnh cảm thấy nôn nao, chóng mặt, có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt...
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được dự phòng, điều trị sớm dễ trở thành thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bệnh lý này điều trị rất phức tạp. Với một thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhẹ và vừa ở độ 1 – 2 thì điều trị ngoại khoa còn có hy vọng kết quả. Ở độ 3 - 4 và có chèn ép tuỷ thì phải can thiệp phẫu thuật. Sau mổ có thể để lại di chứng như viêm dính màng nhện tuỷ hoặc viêm dính đám rối thần kinh, viêm tuỷ cổ do nhiễm khuẩn… Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Thậm chí còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Do vậy, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng thần kinh, kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chụp X – quang, cộng hưởng từ cột sống cổ để có đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị hợp lý.
Các phương pháp điều trị
Bác sĩ Dương Đình Phúc cho hay, điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp điều trị vật lý trị liệu an toàn, tránh vật lý trị liệu thô bạo làm hư xương sụn cột sống cổ khiến bệnh thêm nặng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giãn cơ, tăng cường thần kinh hoặc vitamin…
Điều trị vật lý trị liệu có thể tập cột sống cổ bằng vận động nhẹ nhàng từ cúi ngửa nghiêng xoay với nguyên tắc vận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt… Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, xoay không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút. Người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.
Các chuyên gia hướng dẫn về cách tập luyện để điều trị thoái hóa đốt sống cổ:
- Phương pháp vận động cổ
Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần, chú ý phải giữ cột sống lưng, thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai mỗi phía. Làm đi làm lại động tác này 10-15 lần.
Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều vài lần. Động tác đều đặn, liên tục.
Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc. Mỗi động tác thực hiện khoảng 10 lần.
- Tự xoa bóp đốt sống cổ
Ngồi thoải mái, toàn thân thả lỏng, thở đều và sâu rồi tiến hành tuần tự các thao tác:
Đầu tiên bạn hãy massage (có thể tự massage hoặc nhờ người massage) từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 - 2 phút.
Sau đó, xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần. Tiếp đến xát vùng giữa hai xương bả vai bằng cách cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau xát từ trên xuống dưới và từ dưới lên. Bóp các cơ vùng gáy: Cúi đầu về phía trước, dùng bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống với lực vừa phải. Mỗi thao tác làm khoảng 10 lần.
Cuối cùng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách bên đối diện và ngược lại sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống tận ngón tay.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Điều trị bệnh thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ

Thoái hoá cột sống và đau thần kinh toạ là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh thầnkinh, thể hiện bằng đau lưng vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi của dây thần kinh này.

Đau thần kinh toạ ở người trẻ thường do tổn thương đĩa đệm, ở người có tuổi có thể do các căn nguyên khác cuả cột sống thắt lưng cùng (thoái hoá, ung thư nguyên phát hay di căn cột sống…). Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và các  xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân, điện cơ đồ…

Điêu trị đau thần kinh toạ, thoái hoá cột sống cho người có tuổi cần phải chú ý những điểm sau:

-         Điều trị nhằm mụcđích giảm đau, hãn chế các cơn đau tái phát, và hận chế sự phát triển của thoái hoá.

-         Điều trị cần kết hợp điều trị toàn thân, tại chỗ đau, và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

-         Trong cơn đau dữ dội đột ngột, phải tìm cách nằm yên, bất động chỗ đau. Không nên  xoa nắn, đấm bóp, kích thích nhiều vào chỗ đau, có thể dùng thêm các thuốc giảm đau và giãn cơ. 

-         Về thuốc men, dùng nên thận trọng vì đa số bệnh nhân thường mắc phải những bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh xuất huyết, tiêu hóa, béo phì…

-         Các thuốc giảm đau thường là dòng họ của cocticoit, hay gây xuất huyết, dùng quá nhiều, quá liều dẫn đến loãng xương, đái đường, huyết áp cao…

-         Dung thuốc phải chú ý đến liều lượng, không nên quá máy móc vì cơ thể người già thường khả năng đào thải thuốc kém hơn so với người trẻ. Liều nên cho từ từ tăng dần đến khi có đáp ứng với thuốc thì dừng, không nên cho thuốc dài ngày. Cũng có thể dùng thuốc Đông y nhưng cần chú ý vì thuốc đông y thường là thuốc bổ nên bệnh  nhân dễ tăng cân, nhất là bệnh nhân cân nặng đã cao.

-         Chế độ ăn cũng rất quan trọng, nên ăn đủ chất như vậy mới giúp cho cơ thể khoẻ và mau hồi phục. Thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua rất tốt vì nhiều Canxi, magie, mà không làm tăng cholesterol…

-         Hạn chế đường và tinh bột, hạn chế ăn mặn, tránh các chất kích thích, gia vị, nước uống trung bình 1 lit/ ngày

-         Các loại hoa quả tươi nên khuyến khích , nên uống nhiều nươcd chanh, cam, táo, bưởi. Ăn nhiều các loại rau xanh như: rau cải, dền, muống, giá đỗ….

-         Nên phối hợp với biện pháp dùng thuốc với diều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt…

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Nguyên nhân vôi hóa cột sống

Vôi hoá cột sống hay còn gọi Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Theo thống kê thì có khoảng 42% những người bị vôi hóa cột sống có những triệu chứng như đau cổ, đau lưng lan ra tứ chi…Vậy nguyên nhân vôi hóa cột sống là do đâu?

Vôi hóa cột sống hay còn gọi là gai cột sống là một bệnh thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh do sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống hay sâu xa hơn là do thoái hóa khớp gây nên
Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, có thể kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm trùng, viêm do các yếu tố khác như bệnh tự miễn hay viêm do các cơ và dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay do tư thế
Bệnh thường xảy ra người có độ tuổi ngoài 40, tỉ lệ nam mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn nữ, tuy nhiên phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng dễ mắc căn bệnh này. Bệnh có thể xảy ra với những người làm nghề khuân vác nặng, người béo phì làm tăng áp lực lên xương khớp, những người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
Nguyên nhân vôi hóa cột sống
- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát.
- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn.
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
- Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.
- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.
- Gai là một diễn tiến của sự lão hóa. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.
Tóm lại các yếu tố di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
Căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể để xác định phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất. Kết hợp việc điều trị và thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục bệnh thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm... là những cái tên không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Và tại Việt Nam, theo thống kê có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh lý xương khớp trong đó thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm chiếm tỉ lệ lớn.


Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm rất đa dạng: có thể do chấn thương, bệnh lý, nghề nghiệp nhưng đặc biệt là do thoái hóa xương khớp theo tuổi tác. Và không chỉ những người lao động nặng hoặc chơi các môn thể thao sai tư thế dễ mắc thoái hóa cột sống - thoát vị đĩa đệm mà hiện nay ngành y tế cũng cảnh báo giới văn phòng đang là đối tượng nguy cơ của căn bệnh này.

THCS gây đau đớn, thậm chí  nặng hơn có thể bị liệt, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, thắt lưng với biểu hiện chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đau lan tỏa ra vùng xung quanh (2 bả vai, vùng hông, chi dưới...)

Đối với bệnh TVĐĐ, tùy theo vị trí TVĐĐ mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau: TVĐĐ ở vùng cột sống thắt lưng hay gặp nhất (90% trường hợp TVĐĐ) gây đau vùng thắt lưng, đau dây thần kinh tọa; TVĐĐ cột sống cổ gây đau cổ, đau vai gáy, tê bì tay; thoái hóa nặng khối thoát vị chèn ép tủy sống gây liệt chi...

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn vào rễ thần kinh trong tuỷ sống, ở cổ sẽ đau xuống vai tay, có thể tê xuống các ngón tay. Với thắt lưng sẽ đau xuống thần kinh toạ. Khi bị đau thần kinh toạ sẽ có dấu hiệu đau dọc theo mặt ngoài hoặc mặt sau của mông xuống chân, có thể đau một bên nếu thoát vị lệch về một bên, hoặc đau hai bên nếu thoát vị thể trung tâm.


Để phòng và điều trị đau thần kinh toạ cần tập các động tác làm giãn cột sống như: tập xà đơn, tập bơi; tránh các động tác mang vác nặng gây đè nén cột sống. Đặc biệt cần tập khởi động cột sống bằng các động tác nhẹ nhàng làm mềm các cơ lưng buổi sáng ngủ dậy hoặc trước khi phải mang vác vật nặng.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Hội chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống nếu không được chữa trị sẽ ngày càng trầm trọng theo thời gian. Trong đó, khi cột sống thoái hóa ở mức độ nặng, các chồi xương và khối lồi do thoát vị đĩa đệm sẽ phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau, tủy cột sống bị chèn ép sẽ xuất hiện các hội chứng phức tạp, đe dọa sức khỏe người bệnh.

Hội chứng cổ – tủy sống
Hậu quả hội chứng cổ – tủy sống do thoái hóa cột sống cổ rất nặng nề. Phần lớn trường hợp khối lồi hay thoát vị đĩa đệm và các chồi xương phát triển theo hướng ra bên cạnh hoặc đằng sau. Chỉ trong một số ít trường hợp, đĩa đệm mới lồi ra theo hướng trung tâm hoặc cạnh – trung tâm gây chèn ép tủy. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là: chủ yếu xuất hiện ở hai chi dưới, tăng phản xạ gân xương, rối loạn phản xạ kiểu phân ly. Liệt nửa người hay hạ liệt cứng (liệt hai chân) cũng có thể xảy ra.
Trong giai đoạn quá độ chuyển sang mãn tính, bệnh nhân bị rối loạn dáng đi và dẫn đến mất điều hòa trạng thái vận động. Tổn thương tủy sống do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có đặc điểm là xuất hiện rất từ từ. Bệnh thường được phát hiện muộn. Chẩn đoán xác định bằng chụp tủy, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ và loại trừ nguyên nhân do u tủy cổ.
Hội chứng cổ – nội tạng
Đôi khi xuất hiện những cơn đau thắt tim do thoái hóa cột sống. Những thay đổi bệnh lý của các hạch giao cảm cổ có thể do thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến sự chi phối thần kinh ở tim qua dây thần kinh tim.
Ngoài ra, những nhánh của năm hạch lưng trên của dây phế vị (dây thần kinh sọ não số X) và dây thiệt – hầu cũng đi qua đám rối thần kinh tim nông và sâu. Khi bị hội chứng cổ tim, người bệnh có cảm giác đau như đè nén, như khoan ở toàn bộ vùng tim hoặc sau xương ức. Cơn đau kéo dài từ 60 – 90 phút. Có bệnh nhân khởi phát đau ở vùng tim, có bệnh nhân có cơn co giật, được báo trước bằng đau ở vùng vai, đặc biệt ở khu vực giữa hai xương bả vai (vùng lưng). Đặc trưng là triệu chứng đau ở vùng tim tăng lên khi cử động đầu hoặc nâng một cánh tay lên hoặc ho.
Rối loạn cảm giác kiểu nửa người thấy ở ít bệnh nhân. Trong cơn đau vùng tim, đa số bệnh nhân phàn nàn về các triệu chứng đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu. Trên điện tâm đồ không có những biến đổi đặc hiệu của thiếu máu cơ tim. Chụp X-quang cột sống cổ đều có biểu hiện thoái hóa.
Hội chứng cổ sau chấn thương
Do vị trí và đặc điểm sinh học của cột sống cổ là ở thế bất lợi của một bộ phận tương đối lỏng lẻo giữa đầu và thân nên đặc biệt dễ bị chấn thương. Nếu một trong hai phần cơ thể đó (đầu hoặc thân) bị tăng tốc hoặc hãm đột ngột thì cột sống cổ phải chịu sức căng rất lớn. Chừng nào đĩa đệm cột sống chưa bị thoái hóa, khả năng đàn hồi có thể cáng đáng được chức năng thì cột sống cổ có thể vượt qua được những đụng độ, chấn thương mạnh.
Tuy vậy khi đã bị thoái hóa thì đĩa đệm cột sống dễ bị tổn thương hơn. Tùy theo hướng và cường độ của lực tác động, cột sống cổ phải chịu tổn thương theo nhiều cơ chế khác nhau. Vì cột sống có thể vận động về các phía nên các vận động quá tầm như quá cúi, quá ưỡn hay quay cổ về bên quá mức thường dễ xảy ra trong lao động nghề nghiệp hay trong đời sống sinh hoạt, thể thao, tai nạn giao thông.
Nói chung, những hội chứng này thường có những dấu hiệu, biến chứng tương tự, gần giống với những rối loạn nội tạng và tổn thương hệ thần kinh trung ương nên dễ bị coi nhẹ, dễ nhầm trong chẩn đoán nguyên nhân, dẫn đến hướng giải quyết đơn giản, chậm, không lường được những hậu quả nặng nề của quá trình phát triển bệnh. Người bệnh cũng cần cảnh giác, tự mình theo dõi trước những diễn biến bất thường từ lúc mới khởi phát bệnh và không ngần ngại đi điều trị kịp thời.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Chế độ dinh dưỡng đối với người bị thoái hoá cột sống

Một trong những nguyên nhân gây đau lưng là bệnh thoái hóa cột sống, các đốt xương sống bị hư tổn sẽ chèn ép các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống và gây đau lưng, có khi đau nhiều đến nỗi bệnh nhân không thể đứng hay đi lại được. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể là do viêm nhiễm, do tư thế lao động, tư thế đi lại hoặc do thường xuyên mang vác các vật nặng. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Chính vì thế chứng đau lưng thường hay gặp ở tuổi về già, đặc biệt là phụ nữ.

Khối xương của con người phát triển đến đỉnh điểm vào tuổi 20 - 30 rồi sau đó sẽ suy giảm dần. Càng cao tuổi khối xương càng bị mất đi và đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh thì khối xương mất đi càng nhanh chóng. Người ta thấy rằng ở tuổi sau 60, khối xương bị giảm đến hơn một nửa so với lúc còn trẻ và khi khối xương giảm xuống dưới 40% thì bệnh loãng xương xuất hiện với các triệu chứng lâm sàng của nó như gãy xương, thoái hóa cột sống.

Xương đốt sống của người bị thoái hóa, cột sống sẽ xốp hơn so với người bình thường nên dễ bị xẹp đốt sống và sự xẹp này sẽ đè nén lên các dây thần kinh vốn hiện diện rất nhiều giữa các đốt sống và gây đau. Xương sống cũng được hỗ trợ nhiều bởi các cơ quanh cột sống và sự phát triển tốt của hệ cơ này cũng góp phần giúp nâng đỡ cột sống tránh các chấn thương do va chạm hoặc do tư thế.

Để phòng tránh loãng xương cột sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi. Thức ăn chứa nhiều calci như sữa, các sản phẩm từ sữa - đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.

Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.


Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nhiều khuyến cáo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Thật ra nếu càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã. Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống.

Ăn uống và lối sống được xem như là hai yếu tố quan trọng để phòng ngừa loãng xương, đặc biệt là chứng thoái hóa xương cột sống ở người cao tuổi.

Điều trị bệnh thoái hoá cột sống có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. 
Khi bị thoái hoá cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Không phải lúc nào thuốc ngoại cũng tốt, mà bác sĩ  sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc kết hợp sao cho có hiệu quả nhất trong điều trị. 

Đa số các thuốc điều trị thoái hoá cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày. Người bệnh phải ăn no trước khi tiêm, uống thuốc, và phải luôn nhớ uống thuốc với nhiều nước. Người bị đau dạ dày thường được bác sĩ cho dùng thêm loại thuốc dạ dày để bổ trợ giảm đau hoặc chuyển sang phương pháp điều trị khác.