Blogroll

Chữa triệt để bệnh thoái hóa cột sống từ bài thuốc nam

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh phổ biến hiện. Việc phát hiện kịp thời và điều trị thích hợp giúp bệnh nhân thoát khỏi bệnh lý này!

Chữa khỏi bệnh đau lưng từ bài thuốc gia truyền

Đau lưng là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên.

Bí kíp hơn 20.000 người khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Liệu trong thực tế hiện nay có sản phẩm nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.

Bài thuốc bí truyền từ cây mướp đắng trị khỏi bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuyp 2 và tiểu đường tuyp 1 là căn bệnh phổ biến hiện nay. Số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Cơ hội mới cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hiện nay đang là căn bệnh khá phổ biến, những người già hay trẻ tuổi đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Do đó điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ dứt điểm luôn là mong muốn của rất nhiều bệnh nhân.


Những nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

-  Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

- Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống

- Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi.

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

- Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

- Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh chúng ta sẽ có cách phòng và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

- Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.

- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.

- Không nên đội nặng trên đầu.

- Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.

- Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

- Thoái hoá là quá trình theo tính quy luật, do vậy không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

- Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.

- Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.

- Tập thể dục, thể thao, vận động, và bổ sung các chất làm nhờn khớp. Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ tuy không thể triệt để được, nhưng cũng giúp người bệnh hạn chế các cơn đau và khó vận động. Các bạn cũng nên lưu ý những hoạt động hàng ngày để có một đốt sống cổ khỏe mạnh nhé.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Có thể bị liệt, tử vong vì thoái hóa đốt sống cổ



Ngồi làm việc trong văn phòng với máy vi tính thoạt nhìn tưởng là một công việc nhẹ nhàng, nhàn hạ đối với chị em phụ nữ nhưng sự thực không hẳn vậy. Môi trường làm việc cùng với những thói quen không đúng của các nữ nhân viên văn phòng đã nhanh chóng bào mòn sức khỏe, nhan sắc và để lại trên cơ thể chị em vô số căn bệnh phiền toái. Một trong những căn bệnh thường gặp nhất là thoái hóa đốt sống cổ.

Bác sĩ Trần Văn Thanh, Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, BV Châm cứu TƯ cho biết, trước đây bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay gặp ở người 40-50 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa và số chị em văn phòng mắc phải bệnh lý này cũng ngày càng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa đốt sống cổ gia tăng ở chị em nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là thói quen ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài.

Hồng, biên tập viên ở một báo điện tử, công việc yêu cầu cô phải làm việc 8-10 tiếng/ngày với máy tính, mà không có thời gian nghỉ giải lao, vận động. Sau 1 năm làm việc Hồng cũng thường xuyên xuất hiện các cơn mỏi vùng cổ, vai và cánh tay. Mỗi lần xuất hiện cơn mỏi, Hồng lại làm mấy động tác vặn cổ, xoay người mạnh, “bão” kêu răng rắc. Mỗi lần như thế Hồng thấy đỡ mỏi hơn hẳn dù không được lâu, chỉ sau tầm 1 tiếng là mỏi lại. Cách đây 4 hôm ngay sau tiếng ‘rắc” khi vặn cổ, người Hồng không còn thấy cảm giác sảng khoái như mọi lần mà bỗng đau nhói, cứng gáy thể quay đầu, xoay cổ trở lại như bình thường. Sau vài phút, vùng gáy bị sưng, cơn đau buốt  kéo lên tận đỉnh đầu.

Có thể bị liệt, tử vong vì thoái hóa đốt sống cổ - 1

Chị em văn phòng đối mặt với bệnh thoái hóa đốt sống cổ. (Ảnh: Mai Hương).

Hồng phải nhờ đồng nghiệp chở ngay đến BV trong tư thế “vẹo cổ” cứng đơ sang bên phải. Qua thăm khám và chụp chiếu, BS kết luận Hồng bị thoái hóa đốt sống cổ. Việc cô có thói quen bẻ bão quá mạnh là thủ phạm khiến đầu cổ bị vẹo. Sau 3 ngày điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại bệnh viện Hồng mới có thể xoay đầu, cổ bình thường, nhưng bệnh thoái hóa đốt sống cổ cô còn phải điều trị dài ngày mới có thể khỏi.

Thời gian gần đây Linh cũng hay bị đau mỏi vai gáy. Linh không bao giờ nghĩ mình bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bởi với cô đây là bệnh ở người già. Mấy ngày gần đây cơn đau gáy xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là sau mỗi lần Linh vắt vẻo, co quắp nằm trên ghế ngủ trưa tại cơ quan. Lạ là cô còn thương xuyên nấc, ngáp và chóng mặt … Nghĩ rằng các biểu hiện trên là do công việc vất vả, cô bị thiếu máu nên Linh mua thuốc bổ sung sắt về uống. Uống hết lọ thuốc bổ bệnh không dứt mà còn nặng hơn.

Khi khám tại khoa Thần kinh, cô ngạc nhiên khi bác sĩ nghi ngờ cô bị thoái hóa đốt sống cổ và cho giấy chuyển sang khoa xương khớp. Kết quả chụp chiếu cho thấy, Linh bị thoái hóa đốt sống cổ dù cô mới 23 tuổi. Bác sĩ bảo cô còn quá trẻ để mắc bệnh lý này nhưng do thường xuyên làm việc sai tư thế nên Linh vẫn bị thoái hóa đốt sống cổ - bệnh mà trước đây tưởng chỉ gặp ở người già, bước vào giai đoạn lão hóa xương khớp. Việc xuất hiện các triệu chứng lạ như nấc, ngáp, chóng mặt là do Linh bị thoái hóa ở đoạn C4.  

Có thể tử vong nếu cố tình vặn cổ

BS Thanh cho biết, làm việc với máy tính lâu, ngồi sai tư thế (cúi nhiều, chỉ nhìn một hướng trong thời gian dài), ngủ vắt vẻo ở ghế hoặc gục lên bàn …. là những thói quen xấu khiến chị em dễ có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Người bị bệnh thường có biểu hiện đau mỏi vùng cổ, sau lan xuống bả vai, cánh tay. Cảm giác đau lúc đầu như kim châm tê tê sau nếu bệnh nặng có thể đau nhói, buốt từng cơn. Người bị thoái hóa đốt sống cổ nặng có thể kèm theo biến chứng phức tạp hơn như khó nuốt, thấy vướng ở cổ, vẹo cổ, thường xuyên bị choáng …

Thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới việc quay đầu cổ, nâng giữ đầu nên người bệnh sẽ có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm dau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành nên người bệnh có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt.

BS Thanh cảnh báo, người bị thoái hóa đốt sống cổ rất dễ có nguy cơ gãy, trợt khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, thậm chí tử vong. Do đó, chị em cần tuyệt đối không vặn cổ, ấn cổ mạnh hoặc nằm gối đầu quá cao.

“Điều đáng lo ngại là người bị bệnh này không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng viêm, giảm đau hoặc nặng hơn là phẫu thuật”, BS Thanh nói.

Từ hôm nay, Eva.vn sẽ lần lượt cung cấp cho bạn đọc những nguy cơ và căn bệnh mà nữ giới văn phòng thường mắc phải, nhằm giúp chị em có nhận thức đúng và đủ, chủ động phòng ngừa và điều trị đúng hướng.

Mời độc giả đón đọc Bài 2: Dân văn phòng và nỗi khổ "khô mắt" vào lúc 13h30 phút ngày mai, 18/12.

Để phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ, BS khuyến cáo chị em cần loại bỏ thói quen xấu, có tư thế ngồi đúng cách: ngồi phải có cảm giác thoải mái, không phải vươn người, vẹo trái hay phải. Ghế ngồi phải có tựa lưng nhưng không được ngả quá ,chân ở tư thế nghỉ ngơi trên sàn hoặc trên bục để chân; góc khủy tay khoảng 90 độ. Chiều cao bàn làm việc nên ở 65-75cm, máy tính để xa mắt khoảng 50cm, cạnh trên của màn hình phải ở dưới tầm mắt. 
Với chị em thường xuyên ngồi một chỗ, làm việc với máy tính nên có thời gian nghỉ giải lao 5-10 phút sau 45 phút làm việc. Có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ, vai hoặc tập thư giãn bằng cách trò chuyện với đồng nghiệp, không nhìn vào máy tính.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ

Theo y học cổ truyền, bệnh thoái hóa đốt sống cổ là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây ra đau, cử động khó khăn.

Theo lương y Như Tá, bệnh này gặp nhiều ở những người cơ thể suy yếu, lớn tuổi; do hư yếu của tuổi già - càng lớn tuổi, xương và các đốt ít được nuôi dưỡng hơn gây nên đau, khó cử động; do chấn thương làm ảnh hưởng đến gân cơ và khớp vùng cổ gáy... Các nguyên nhân trên, nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên bệnh.


Bài thuốc cho các thể bệnh

Biểu hiện và bài thuốc, theo lương y Như Tá là tùy từng thể bệnh, nguyên do. Nếu do phong hàn thì đầu, gáy, vai và lưng đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh. Điều trị trong trường này có thể dùng bài gồm các vị: tam thất |3 gr, cam thảo 6 gr, cát căn 15 gr, quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua (mỗi vị đều 9 gr), sinh khương 3 lát, táo 3 trái.

Với thể can thận âm hư, triệu chứng biểu hiện là gáy, vai, lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò má hay đỏ, ra mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng. Chữa trị trong trường hợp này có thể dùng bài gồm các vị: ngưu tất, thục địa, đan sâm (mỗi vị đều 12 gr), đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thỏ ty tử, kê huyết đằng (mỗi loại đều 9 gr).

Với thể đờm thấp ngăn trở kinh mạch thì biểu hiện là, đầu, gáy, vai, vai lưng đau; váng đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, không có sức, nôn ói, ngực và hông sườn đầy tức, lưỡi trắng nhạt. Điều trị với thể này dùng bài gồm các vị: tam thất 3 gr, đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử (mỗi loại đều 10 gr), cát cánh 6 gr, phục linh, trần bì, địa long (mỗi loại đều 12 gr).

Với thể khí huyết đều hư, huyết ứ - triệu chứng thường gặp là, đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất là ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, chóng mặt, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Chữa trị trong trường hợp này có thể dùng bài gồm các vị: hoàng kỳ 18 gr, kê huyết đằng 15 gr, xích thược, bạch thược (mỗi loại đều 12 gr), quế chi, cát căn (mỗi loại đều 9 gr), sinh khương 6 gr, táo 4 trái.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén, cho nước ra, tiếp tục cho 3 chén nước vào, nấu còn lại nửa chén. Hòa lại nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn âm ấm.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Bệnh thoái hoá cột sống cổ và các thuốc điều trị

Thoái hoá cột sống cổ là một bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi. Tổn thương thoái hoá của sụn khớp gây ra do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteglycan) bởi các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp của lớp tế bào dưới sụn; tổ chức xương cạnh khớp được tạo mới. Ở thoái hoá cột sống, có sự kết hợp giữa hai loại tổn thương mang tính định khu đó là thoái hoá đĩa đệm và thoái hoá mỏm liên sau.


Bệnh thường kèm theo các hội chứng ép rễ tại vùng cột sống, do tuỷ sống nằm trong ống sống quá hẹp. Nguyên nhân hẹp ống sống thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống, với các gai xương làm cho khẩu kính của ống sống giảm đi. Thoát vị đĩa đệm làm tăng thêm bệnh cảnh lâm sàng của thoái hoá cột sống.

Trên lâm sàng các hội chứng thường phong phú, trong đó bao gồm hội chứng rễ chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 72%, sau đó đến hội chứng thiểu năng tuần hoàn sống - nền, hội chứng cột sống cổ đơn thuần (đau tại cột sống cổ, kiểu cơ học kéo dài), ngoài ra, có thể gặp triệu chứng đau ngực:

- Triệu chứng đau rễ thần kinh cổ cánh tay: Gặp trên 70% bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ có thoát vị đĩa đệm, tổn thương chủ yếu ở các đốt từ C5 đến C7, đau thường xuyên xuất hiện từ từ, lan dần từ cổ xuống vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay, tê bì các ngón 4,5. Đau 1 bên, ở một vị trí cố định, ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác đau ngoài da vùng thoát vị đĩa đệm, biểu hiện rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng như toát mồ hôi, nôn nao, chóng mặt, teo cơ các vùng chi bị chi phối bởi các nhánh thần kinh ở vị trí tổn thương của cột sống như teo cơ ô mô cái, rối loạn phản xạ cơ tam đầu, gân cơ nhị đầu…

- Nhức đầu chủ yếu vùng chẩm, lan ra thái dương, trán, hố sau mắt, đau tăng khi có thay đổi tư thế, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh.

- Hội chứng rối loạn thần kinh giao cảm cổ: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, mờ mắt, loạn cảm họng, nuốt vướng.

- Đau ngực, đau vùng bả vai lan ra ngực trái, có thêr lan xuống cánh tay, đau tương tự như cơn đau do co thắt mạch vành tim nhưng các xét nghiệm về điệntâm đồ hoàn toàn bình thường.

- Nếu có dấu hiệu chèn ép tuỷ cổ: Bệnh nhân thường thấy có dấu hiệu liệt nửa người hoặc tứ chi tăng dần. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hinh ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI.

Lưu ý: Hình ảnh Xquang không thể nhìn thấy được các hình ảnh tổn thương do chèn ép tuỷ, chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh hẹp các khe khớp, hẹp lỗ liên hợp các ống sống, hình ảnh chồi xương, mọc thêm xương. Bệnh có thể chủ yếu điều trị nộị khoa tức là dùng thuốc kết hợp với các phương pháp không dung thuốc khác, cũng như cần được khám, chẩn đoán loại trừ các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.

Các thuốc điều trị thoái hoá cột sống cổ:

1/ Thuốc điều trị tác dụng nhanh:

- Thường dùng các thuốc chống viêm không steroid như Voltaren, Felden, Diclophenac…trong đó cácthuốc có thời gian bán huỷ nhanh thường tốt hơn loại chậm, liều dùng cần giảm liều ở người già và thận trọng với những người suy gan, tim, thận,. Nếu dùng kéo dài thì phải phát hiện các tác dụng phụ bằng cách cứ 6 đến 8 tháng phải làm xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, man gan. Đối với người có bệnh lý dạ dày tá tràng, thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hoá,có thể hạn chế bằng các đồng đẳng của Prostaglandin E1(Cytotex).

- Các thuốc giảm đau: Đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hoá khớp nói chung, nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn là nhóm thuốc chống viêm không steroid, cách dùng thuốc giảm đau cũng tuân theo sơ đồ bậc thang của OMS (thăm dò để tìm ra liều tối thiểu mà có tác dụng điều trị trên bệnh nhân), thuốc thường dùng là Paracetamol.

2/ Thuốc chống thoái khớp tác dụng chậm:

Đây là một nhóm thuốc điều trị mới, được đặc trưng bởi hiệu quả đối với triệu chứng xuất hiện muộn (trung bình khoảng 2 tháng), tuỳ từng laọi thuốc cụ thể mà có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào sụn khớp sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường hoặc có tác dụng giảm huỷ sụn khớp, hoặc có tác dụng bôi trơn và bao phủ sụn khớp, ngăn cản sự mất proteoglycan bởi các khuôn sụn… Hiệu quả này được duy trì cả sau khi ngừng điều trị(sau 2 đến 3 tháng). Tuy nhiên, thường thuốc phải được dùng kéo dài từ 1 đến 2 tháng hoặc hơn nữa trong một liều trình, thuốc thường được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, gồm một số các thuốc như sau: Glucosamin sulphat; Chondroitine suphat, Acide Hyaluronic…

Để chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hoá cột sống cổ, bác không nên tự ý dùng thuốc mà nhất thiết phải đi khám và theo dõi bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều triệu chứng đau nhức ở vùng gáy, bả vai, trán, đỉnh đầu,…. bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhân viên văn phòng. Nếu không được chuẩn đoán và điều tri kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sinh bệnh do ít vận động
Bác sĩ Dương Đình Phúc – Trưởng Khoa Thần kinh (Bệnh viện 354) cho biết, thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Ngày nay, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ ngày càng tăng do thói quen làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Vùng cổ và gáy không được cử động thường xuyên hoặc luôn cố định ở một tư thế. Ngoài ra, có thể do chế độ sinh hoạt chưa đảm bảo các chất khoáng, canxi… Đáng nói là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều người từ 25 – 28 tuổi đã có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh thoái hóa đột sống cổ thường xảy ra ở người cao tuổi và nhân viên văn phòng
Theo BS Võ Tường Kha (BV Thể thao Việt Nam), người bị thoái hóa đốt sống cổ thường bị đau cổ khi vận động, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai… làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế. Người bệnh cảm thấy nôn nao, chóng mặt, có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được dự phòng, điều trị sớm dễ trở thành thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bệnh lý này điều trị rất phức tạp. Với một thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhẹ và vừa ở độ 1 – 2 thì điều trị ngoại khoa còn có hy vọng kết quả. Ở độ 3 – 4 và có chèn ép tuỷ thì phải can thiệp phẫu thuật. Sau mổ có thể để lại di chứng như viêm dính màng nhện tuỷ hoặc viêm dính đám rối thần kinh, viêm tuỷ cổ do nhiễm khuẩn… Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Thậm chí còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Do vậy, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng thần kinh, kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chụp X – quang, cộng hưởng từ cột sống cổ để có đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị hợp lý.
Các phương pháp điều trị
Mọi người không nên vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi. Quay vòng đầu, cổ có thể giảm nhẹ sự mệt mỏi của cơ bắp vùng cổ, nhưng những người có đĩa đốt sống cổ lồi ra, thoái hóa đốt sống cổ không nên tập. Việc vận động đột ngột có thể làm nặng thêm bệnh thoái hóa đốt sống cổ, nhất là người già tốt nhất không nên tập lắc, quay cổ. (BS Dương Đình Phúc)
Bác sĩ Dương Đình Phúc cho hay, điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp điều trị vật lý trị liệu an toàn, tránh vật lý trị liệu thô bạo làm hư xương sụn cột sống cổ khiến bệnh thêm nặng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giãn cơ, tăng cường thần kinh hoặc vitamin…
Điều trị vật lý trị liệu có thể tập cột sống cổ bằng vận động nhẹ nhàng từ cúi ngửa nghiêng xoay với nguyên tắcvận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt… Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, xoay không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút. Người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.
Các chuyên gia hướng dẫn về cách tập luyện để điều trị thoái hóa đốt sống cổ:
- Phương pháp vận động cổ
Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần, chú ý phải giữ cột sống lưng, thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai mỗi phía. Làm đi làm lại động tác này 10-15 lần.
Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều vài lần. Động tác đều đặn, liên tục.
Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc. Mỗi động tác thực hiện khoảng 10 lần.
- Tự xoa bóp đốt sống cổ
Ngồi thoải mái, toàn thân thả lỏng, thở đều và sâu rồi tiến hành tuần tự các thao tác:
Đầu tiên bạn hãy massage (có thể tự massage hoặc nhờ người massage) từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút.
Sau đó, xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần. Tiếp đến xát vùng giữa hai xương bả vai bằng cách cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau xát từ trên xuống dưới và từ dưới lên. Bóp các cơ vùng gáy: Cúi đầu về phía trước, dùng bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống với lực vừa phải. Mỗi thao tác làm khoảng 10 lần.
Cuối cùng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách bên đối diện và ngược lại sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống tận ngón tay.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Dấu hiệu mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Khi có dấu hiệu cổ bị cứng, khó xoay chuyển kèm theo là đau cổ rồi đau lan dần xuống vai, thỉnh thoảng có các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân…Đó là một trong số các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.


Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

  • Nhìn chung các biểu hiện thường thấy ở người bệnh mắc bệnh này thường có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ .
  • Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
  • Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
  • Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
  • Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên.
  • Trong một số ít những trường hợp có kèm theo mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột cùng với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau.
  • Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi.
  • Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải.
  • Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…
  • Ngoài ra, với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

4 chiêu phòng chống thoái hóa đốt sống cổ

Nhiều người bệnh mô tả bệnh thoái hóa đốt sống cổ là “đau đến chết”. Vậy chúng ta nên làm thế nào để phòng chống? Cảm thấy phần lưng đau nhức có phải mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

 

Phương pháp nhỏ phân biệt: tự mình nhấn vào vùng đau nhức, nếu thực sự đau nhức chủ yếu là cơ bắp có vấn đề.


Thoái hóa đốt sống cổ đa phần là do tủy sống của xương cổ hoặc dây thần kinh bị chèn ép làm cho các bộ phận phối hợp với thần kinh đau nhức, tê liệt. Nếu đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, khi ấn vào vùng đau nhức không có cảm giác đau. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đều có biện pháp phòng chống.

Luyện tập cơ cổ

Đây là phương pháp có hiệu quả nhất để dự phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Thao tác cụ thể: đặt 2 tay ở phía sau não, đầu dồn sức về phía sau, hai tay lại dùng lực “chống lại” đẩy về phía trước, duy trì tư thế từ 3-5 phút, mỗi lần làm 30 -50 lần, mỗi ngày 2 lần.

Cân bằng dinh dưỡng

Bữa ăn của người bị thoái hóa đốt sống cổ nên có canxi, protein, vitamin B, vitamin C và vitamin E làm thành phần chính, đặc biệt là cá, xương đuôi lợn, đỗ vàng, đỗ đen hàm chứa nhiều protein đồng thời ăn nhiều mướp đắng, cây sắn dây.

Lựa chọn gối dễ định hình

Nên chọn loại gối dễ định hình đồng thời khi ngủ đặt gối ở sau ót chỗ đốt xương cổ.

Ngoài ra phải đảm bảo có giấc ngủ đầy đủ.

Cẩn thận động tác quay vòng đầu, cổ

Không ít người thích tập lắc vòng đầu và cổ để thư giãn phần cổ, cho rằng làm như vậy có thể phòng chống thoái hóa đốt sống cổ. Chuyên gia khuyến cáo, quay vòng đầu, cổ có thể giảm nhẹ sự mệt mỏi của cơ bắp vùng cổ, nhưng những người có đĩa đốt sống cổ lồi ra, thoái hóa đốt sống cổ không nên tập. Quay vòng đầu, cổ quá độ có khả năng làm nặng thêm bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người già tốt nhất không nên tập lắc, quay cổ.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Thoái hóa đốt sống cổ

Chữa triệt để thoái hóa đốt sống cổ là câu hỏi mà nhiều người đặt ra và gặp rất nhiều khó khăn trong việc trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ để lại những cảm giác đau đớn khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt cá nhân của mỗi người bệnh.

Thoái hóa cột sống là gì? Thoái hóa cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Do rất nhiều lý do: Có thể do quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý cũng như do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, do yếu tố di truyền… Chính vì các lý do này mà bệnh thoái hóa cột sống trở thành căn bệnh phổ biến của xã hội.

Thoái hóa cột sống có thể được phát hiện thông qua các chuẩn đoán dựa trên các kết quả chụp chiếu hệ thống xương cột sống. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dễ dàng phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện cơ bản như sau:

Thoái hóa cột sống có thể chia ra thành hai loại theo vị trí:
- Thoái hóa cột sống cổ: Những bệnh nhân khi mắc chứng bệnh này thường có biểu hiện đau vùng sau cổ, mỏi cổ, mỏi bả vai, cánh tay. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt...
- Thoái hóa cột sống lưng: Bệnh nhân có cảm giác đau vùng lưng dưới (đau ngang thắt lưng). Luôn có cảm giác tức vùng thắt lưng, thậm chí có thể đau nhức và tê bì chân. Cũng có những trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau lên đỉnh đầu...

1. Nguyên nhân thoái hoá đốt sống cổ:


Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống. Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với dân văn phòng. Thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống: Những người có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.

Chính vì thế, nếu không muốn bị đau cổ hay nặng hơn là thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tạo lập cho mình những thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Đó có thể chỉ là những động tác luyện tập hay vươn vai rất đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học. Nếu đã thử nhiều cách mà cảm giác đau cổ vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, có hướng điều trị kịp thời trước khi quá muộn.


Nguyên nhân là do: Vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Quá mệt mỏi. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc. Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình.

Làm việc kéo dài, ít vận động. Lựa chọn gối ngủ không phù hợp. Biểu hiện thường gặp: Khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn sẽ có một trong số những biểu hiện cơ bản như sau: Cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau. Đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở khớp cổ và vai. Đau đầu không rõ nguyên nhân. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt. Để giảm đau và thư giãn vùng đốt sống cổ có thể kết hợp với các điều trị sau:

Ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp.

Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ đem lại những hữu ích cho đôi mắt của bạn mà còn giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. Ngồi cách màn hình vi tính 50 - 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không bị phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.

Chú ý đặt màn hình máy sao cho cùng bên với cửa sổ, sử dụng mành để che bớt ánh sáng, điều này cũng rất có lợi cho mắt. Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi gần bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Mát – xa giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy mát-xa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 - 2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.

Tiếp theo, đan hai tay vào nhau để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn trên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần. Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để chườm cũng sẽ giúp bạn loại trừ cảm giác đau đớn.

Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.
Stress không chỉ gây nên cho bạn cảm giác rất căng thẳng, mệt mỏi về tâm lý mà còn khiến cho cảm giác đau đớn do chứng thoái hóa đốt sống cổ tăng lên. Chính vì thế, bạn nên bằng mọi cách khống chế và kiểm soát stress.

2. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ:


Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi), yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:

- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, không nên nằm gối đầu quá cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.

3. Cách phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả


Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ và lưng, vôi hóa cột sống. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt,buồn nôn,chóng mặt… Ngoài thuốc, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.

Một đợt không khí lạnh tràn về kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ ngày hôm sau. Người bị cứng cổ không tự ý đi được và rất sợ những cơn ho,hắt hơi, có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau rồi lan rộng sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…

Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình ti vi quá lâu cũng dễ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống, hoặc hình thành các gai xương đốt sống. Các biểu hiện của bệnh: Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ tay xuống. Nếu trầm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng…

Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở cột sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn vào các rễ dây thần kinh gây đau.

Bệnh có thể xảy ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lòi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoát vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa. Một số phương pháp điều trị:

- Ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp. Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ...
- Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ. Phương pháp phòng bệnh:
- Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
- Không nên đội nặng trên đầu. Cần nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và xoa bóp.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh dường như khiến người bệnh có cảm giác “đau đến chết”. Vậy chúng ta cần có những biện pháp nào phòng chống  bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống và cách điều trị

Bạn có thể sử dụng phương pháp rất đơn giản để có thể nhận biết liêu bạn có bị thoái hóa đốt sống hay không. Bạn dùng 2 ngón tay ấn vào các vùng bạn cảm thấy đau nhức, nếu thực sự đau nhức thì chủ yếu là do cơ bắp của bạn có vấn đề. 
Thoái hóa đốt sống là hiện tượng tủy sống của xương hoặc các dây thần kinh đang bị chèn ép  khiến cho các dây thân kinh bị tê liệt, đau nhức.
Thoái hóa đốt sống có thể gặp ở bất kì ai nếu như không biết cách phòng chống. Vậy làm thế nào để tránh được bệnh thoái hóa đốt sống?
1 – Thực hiện các bài tập cho cơ cổ
Đây thực sự là một phương pháp, một cách hữu hiệu giúp bạn phòng chống bệnh thoái hóa đốt sống vì nó đem lại hiệu quả lớn nhất. Bạn dùng tay ấn vào các khớp xương ở cổ và ngửa đầu ra đằng sau. Bạn nên nhớ dồn hết sức về phía sau và sử dụng 2 tay để chống lại lực đó. Bạn cố gắng duy trì tư thế đó khoảng 3 đến 5′, một bài tập như vậy thường kéo dài từ 30 đến 50′ và 2 lần trong 1 ngày.
2 – Xây dựng chế độ cân bằng dinh dưỡng giàu can xi
Những người bị thoái hóa đốt sống là biểu hiện của việc thiếu canxi và một số loại vitamin khác. Vì vậy bữa ăn của người bệnh thường có các món ăn nhằm tăng cường lượng canxi cần thiết.
3 – Ngủ và gối đầu đúng tư thế
Bạn cần lựa chọn cho mình gối ngủ phù hợp và cảm thấy thoải mái nhất, không nên chọn gối quá cao hay quá thấp khiến xương khớp của bạn dễ bị tác động trong khi ngủ. Ngoài ra bạn cần có tư thế ngủ thoải mái nhất cho xương khớp và đốt sống.
4 – Tập các động tác xoay cổ
Một phương pháp phòng chống khác đó là tập các bài tập lắc vòng đầu, cổ. Giống như bạn khởi động khi chơi một môn thể thao nào đó, bạn sẽ có động tác này, giúp bạn thư giãn và giảm sự mệt mỏi không chỉ cho xương khớp mà còn các dây thần kinh nữa. Tuy nhiên với những người đang mang bệnh thì phương pháp này có thể sẽ làm bệnh nặng thêm nếu nếu người đó có đốt sống lệch ra ngoài. Không ít người thích tập lắc vòng đầu và cổ để thư giãn phần cổ, cho rằng làm như vậy có thể phòng chống thoái hóa đốt sống cổ. Quay vòng đầu, cổ quá độ có khả năng làm nặng thêm bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người già tốt nhất không nên tập lắc, quay cổ.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Thoái hóa đốt sống cổ là gì và điều trị như thế nào?

Thoái hóa đốt sống cổ là gì và điều trị như thế nào?

Thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ can-xi ở các dây chằng dọc cổ, gây hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh gây mỏi, tê, đau. Việc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống còn có thể đưa đến sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tuỷ sống.

Triệu chứng

Các triệu chứng và mức độ nặng nhẹ ở mỗi người rất khác nhau, nhưng thường thì có dấu hiệu chung sau đây:
Giai đoạn 1
- Bệnh nhân lúc đầu cảm thấy cổ cứng, khó xoay chuyển, có dấu hiệu hơi đau khi cúi xuống.
- Từ từ không cúi , nhưng cổ thấy đau hơi nhức , rồi đau lan xuống vai.
- Đau khớp cổ và vai , khi nằm trăn trở , lúc nầy vai đau nhiều .
Giai đoạn 2
- Đau đầu không rõ nguyên nhân
- Các động tác cổ bị vướng và đau , có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Có những lúc cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đau lan ra đầu.
Giai đoạn 3
- nhức đầu ở vùng chẩm , vùng trán , đau từ gáy lan xuống bả vai
- đau một bên cánh tay hay cả hai bênh cánh tay .
- mất cảm giác khéo léo của bàn tay, bị tê
- hai cánh tay từ từ nặng và tê , nếu không chữa thì có thể dễ dàng bị liệt .
- Thỉnh thoảng bệnh nhân còn có triệu chứng nấc cục, ngáp chảy nước mắt, nằm xuống , ngồi dậy chóng mặt.

Điều trị

- 1. Uống thuốc chỉ giảm đau , hết thuốc thì đâu vào đấy. Loại bệnh nầy can thiệp bằng thuốc thì không đạt hiệu quả như mong muốn.
- 2 . Vật lý trị liệu : dùng thiết bị treo cột sống cổ , có phần giảm đau tích cực lúc đầu ,nhưng về lâu về dài thì cũng không hết được . Bệnh tái đi , tái lại .
- 3 . Châm cứu : cũng giống như vật lý trị liệu , khai thông các huyệt đạo làm cho bệnh nhân cảm thấy thật đễ chịu .Nhưng phần gân cơ co cọm không giải quyết được , vì vậy mà ở giai đoạn 3, hoàn toàn châm cứu không can thiệp được .

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ và lưng không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân…Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
Người bệnh không thấy có cảm giác khác thường nhưng sau đó, những triệu chứng sau:
Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người...
Chẩn đoán bệnh
Bệnh nhân đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhiều triệu chứng hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ còn có kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống. Thoái hóa cột sống cổ có thể không có triệu chứng mà chỉ có hình ảnh trên Xquang. Chụp Xquang thấy có hình ảnh tam chứng của thoái hóa: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương (mỏ xương).
Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)... làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau. Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.
Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.
Khi khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế nặng, bệnh nhân có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
Ngoài ra, với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Nguyên nhân gây bệnh

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).
Nhóm nguy cơ cao
Những làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề). Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là người đi cấy, thợ cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc… 
Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
Người cao tuổi cũng là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi) Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
Hậu quả.

Thoái hoá đốt sống cổ làm cột sống ảnh hưởng, các khớp có thể bị biến dạng, sưng gây đau, làm hạn chế vận động. Hội chứng thần kinh: đau dây thần kinh chẩm, vai, gáy và hội chứng vai, cánh tay. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật ở vùng cổ, vai, tay. Hội chứng tuần hoàn gây ra hẹp lỗ ngang, làm cho hẹp động mạch đốt sống, gây ra tình trạng thiểu năng sống nền (thiếu máu miền não sau) làm cho bệnh nhân thấy ù tai, mờ mắt, chóng mặt...
Thoái hoá đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc cả hai hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Các biến chứng có thể gặp của bệnh bao gồm các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên, chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.
Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Đốt sống cổ bị thoái hóa để lâu không điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ như hạn chế khả năng cung cấp máu lên não của cơ thể, rất nguy hiểm.

Một số khuyến nghị
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.
Khi ngồi gần nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.
Một số lưu ý:
Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
Không nên đội nặng trên đầu.
Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.
Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.
Một số liệu pháp
Thoái hoá là quá trình theo tính quy luật, do vậy không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.
Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó. Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.
Một số phương pháp tập luyện vận động cổ đơn giản như:
Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10-15 lần.
Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.
Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.
Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần. Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó, tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, và bổ sung các chất làm nhờn khớp. Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.