Blogroll

Chữa triệt để bệnh thoái hóa cột sống từ bài thuốc nam

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh phổ biến hiện. Việc phát hiện kịp thời và điều trị thích hợp giúp bệnh nhân thoát khỏi bệnh lý này!

Chữa khỏi bệnh đau lưng từ bài thuốc gia truyền

Đau lưng là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên.

Bí kíp hơn 20.000 người khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Liệu trong thực tế hiện nay có sản phẩm nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.

Bài thuốc bí truyền từ cây mướp đắng trị khỏi bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuyp 2 và tiểu đường tuyp 1 là căn bệnh phổ biến hiện nay. Số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Cơ hội mới cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

6 thực phẩm ngăn ngừa viêm khớp khi trời lạnh

Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Viêm khớp còn do chấn thương, sử dụng quá mức ổ khớp, do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hoá).

Hiện tượng viêm từ mức độ vi tế sẽ trở nên thấy được với những triệu chứng: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động. Càng bị đau, bệnh nhân càng có khuynh hướng giới hạn cử động, cơ càng bị co rút dẫn đến cứng khớp; và vòng lẩn quẩn khiến viêm khớp nặng hơn!

Để ngăn ngừa, chống lại viêm khớp các chuyên gia khuyên bạn nên dùng 6 loại thực phẩm dưới đây hàng ngày:

1. Đậu tương và các sản phẩm của đậu tương

Đậu tương và các sản phẩm của nó thường được coi là thực phẩm sức khỏe tốt nhất. Đậu tương có chứa một số lượng lớn isoflavone đậu nành, vitamin E và canxi. Họ không chỉ có thể bảo vệ tim mạch, mà còn có thể tăng cường xương, và hiệu ứng này thậm chí có thể được so sánh với sữa. Do đó, các sản phẩm đậu tương có thể giúp ngăn ngừa viêm khớp.

2. Ớt ngọt

Ớt ngọt có chứa một hàm lượng cao vitamin C, sử dụng hàng ngày có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ thể con người. Ngoài ra, ớt ngọt cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B6 và axit folic. Các vitamin có hiệu quả có thể giảm nhẹ cơn đau bị gây ra bởi viêm khớp.

3. Chuối

Chuối không chỉ là trái cây có kali phong phú nhất mà còn là một loại thực phẩm để điều trị viêm khớp. Chuối không chỉ chứa nhiều vitamin B6, axit folic và vitamin C, và rất tốt cho tiêu hóa. Hơn nữa, chuối cũng là nguồn chính của chất xơ hòa tan, có tác dụng tốt trong việc ngừa táo bọn, đau do viêm khớp.

4. Trà xanh

Trà xanh có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol. Nghiên cứu cho thấy rằng trà xanh có hiệu quả có thể làm giảm viêm khớp dạng thấp. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng trà xanh để điều trị viêm khớp, và kết quả cho thấy rằng trà xanh có thể làm giảm 505 tỷ lệ mắc bệnh đau khớp.

5. Cá hồi

Cá hồi là nguồn quan trọng nhất của chất béo lành mạnh, đó là giàu axit béo Omega-3. Không giống như cá khác, nó không bị nhiễm độc thủy ngân. Hơn nữa, cá hồi còn chứa nhiều canxi, vitamin D và axit folic. Ngoài việc điều trị viêm khớp, nó cũng có thể bảo vệ hệ thống tim mạch, làm giảm sự hình thành huyết khối, sửa chữa các động mạch bị hư hỏng, và hạ huyết áp.

6. Pho mát

Tất cả các giống pho mát rất giàu canxi, trong đó có một tác dụng bảo vệ xương, cơ và tổ chức doanh. Ngoài ra, pho mát cũng là một nguồn quan trọng của vitamin B6 và axit folic.

Thực tế, để giảm đau do viêm khớp việc thay đổi lối sống mà không cần dùng thuốc là phương pháp điều trị được ưa chuộng đối với bệnh viêm xương khớp và các dạng viêm khớp khác.

Đối với viêm khớp thì tập thể dục là cần thiết để duy trì khớp khỏe mạnh, giảm đau, giảm hiện tượng cứng khớp, cải thiện sức mạnh của cơ và xương. Mỗi cá nhân cần được thiết kế chương trình tập riêng bởi bác sĩ vật lý trị liệu, bao gồm: các bài tập vận động về độ mềm dẻo, tăng trương lực cơ, các bài tập về sức bền. Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng những liệu pháp nóng, lạnh khi cần thiết và có thể cố định bạn bằng những thanh nẹp hay các thiết bị chỉnh hình khác để giúp nâng đỡ và điều chỉnh khớp. Điều này đặc biệt cần thiết đối với viêm khớp dạng thấp. Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng các liệu pháp bằng nước, mát-xa bằng nước đá, hoặc kích thích các dây thần kinh qua da.

Nghỉ ngơi cũng quan trọng như tập thể dục. Nên ngủ 8 - 10 tiếng mỗi đêm và ngủ trưa. Ngoài ra, chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo vitamin và khoáng chất đặc biệt là những chất chống ôxy hóa như vitamin E. Các chất này có trong rau và trái cây.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Cách phòng bệnh viêm khớp khi trời nồm

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp là do thời tiết ẩm thấp, tiếp xúc (lao động, nằm ngồi…) nơi ẩm ướt, hoặc làm việc mệt nhọc, gặp mưa rét làm chính khí hư yếu và 3 thứ khí gồm: Phong, Hàn, Thấp thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở kinh lạc, gân cơ, xương khớp, khiến khí huyết không lưu thông được mà sinh bệnh.

Người bệnh có cảm giác đau tăng lên khi trời lạnh, ẩm ướt và giảm đi khi trời nóng… Nếu để bệnh lâu sẽ khiến các khớp ngón tay, ngón chân to, cứng, hạn chế vận động, tổn thương tâm, can, thận, khí huyết, mất ngủ…

Theo BS Trần Văn Bản, tuy thức ăn không thể thay thuốc, nhưng ăn uống chọn lọc sẽ giúp giảm viêm, giảm đau khớp, rút ngắn thời gian phải dùng thuốc.

Có nhiều món ăn tốt cho người bị khớp như: Đu đủ, dứa, chanh, bưởi có men kháng viêm, sinh tố C giúp kháng viêm. Các hoa quả giàu vitamin C khác như dâu tây, mâm xôi, đào, xoài, tảo bẹ, nghệ, nấm, trà xanh… cũng giúp kháng các phản ứng viêm.

Trời nồm ẩm khiến căn bệnh khớp tái phát đau nhức

Một số thảo dược như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây, đinh hương, các loại gia vị… giúp chống lại những phản ứng có hại. Quả bơ, cà rốt, khoai lang giúp kháng ôxy hóa, bảo vệ bao khớp và đầu xương. Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí chống dị ứng, cung cấp chất vôi để bảo vệ đầu xương khi độc chất xói mòn trong ổ viêm…

Các ngũ cốc như gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen, đậu nành và các loại rau xanh (súp lơ xanh, cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu, hạt mầm)… có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa, giàu năng lượng. Súp lơ xanh giàu vitamin K, C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà chua làm bớt đau khớp (hạt cà chua giảm đau, chống viêm khớp).

Khi đau khớp, viêm khớp cần tránh ăn các thức ăn nhiều chất phốt-pho (có trong thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến), thịt đỏ, sản phẩm bơ sữa vì tuy giàu protein, vitamin, khoáng chất nhưng lại quá nhiều chất béo làm tăng viêm, giảm canxi và tình trạng bệnh xấu đi. Không nên ăn ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, đồ đông lạnh, thức ăn chiên rán kỹ vì dễ bị dị ứng, viêm nặng hơn.

Hạn chế bánh kẹo, đồ uống ngọt có nhiều đường, phốt pho vì dễ tăng viêm tấy. Các thực phẩm chất béo cao, hải sản (sâm, tảo biển, cá biển, tôm biển…), các sản phẩm quá chua quá mặn cũng không nên ăn vì sẽ tăng gánh nặng cho khớp.

Theo BS Phan Dung, Trung tâm Tư vấn sức khỏe người cao tuổi (Hà Nội), miền Bắc hiện đang mùa nồm ẩm, dễ sinh đau khớp. Do đó rất cần giảm độ ẩm thấp trong phòng đề phòng phát sinh bệnh lúc này mỗi gia đình có thể tự sắm cho mình một chiếc máy hút ẩm dân dụng giá không quá đắt và rất hữu ích

. Khi đang đau không nên ăn đồ lạnh, cá đồng, baba, cà pháo vì gây nhức xương khớp. Nên ăn những món có gia vị xương xông, lá lốt (chả xương xông, lá lốt, chuối ốc, đậu phụ, bò cuốn lá lốt…) để phòng bệnh. Nên dùng thuốc bổ sung canxi, vitamin nhưng phải có bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng bệnh khớp.

Cách giảm đau tức thời

- Khi bị sưng đau khớp nên dùng túi chườm nóng, hay tắm nóng 15-20 phút/lần, 3 lần/ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau.

- Xoa bóp rượu tỏi vào chỗ đau vì tỏi là kháng sinh thực vật, nhiều tinh dầu làm tiêu viêm, giảm sưng tấy rất tốt.

- Đau xương khớp do phong hàn, nên rang muối hột cho khô, sau đó cho thêm nắm ngải cứu, cúc tần với dây tơ hồng vào rang tiếp cho héo rồi đổ vào túi vải dày, chườm bó vào chỗ đau, giảm đau rất hiệu quả

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Khí công điều trị viêm khớp dạng thấp

Phất thủ liệu pháp. Phất thủ liệu pháp còn gọi là Dịch cân kinh với ý nghĩa là thay đổi gân cốt nên có thể được vận dụng để điều trị bệnh thấp khớp.

Phất thủ liệu pháp là một phương pháp khí công đơn giản, có tác dụng làm cho Dương giáng, Âm thăng, tăng cường nội khí và cải thiện lưu thông khí huyết. Tác dụng trực tiếp nhất của Phất thủ liệu pháp là gia tăng nhu động ruột, tăng cường khả năng giải độc, cải thiện khí hóa của Tỳ Vị và kích hoạt chân hỏa ở Trường cường để gia tăng Dương khí tán hàn, trừ thấp. Trong cơ thể con người, các khớp có hình dạng (khớp) và công năng (tiếp hợp) giống nhau nên có tương quan và tác động lẫn nhau về mặt khí hoá.

Do đó một khớp bị thoái hoá có khuynh hướng dẫn đến thoái hoá dần các khớp khác. Ngược lại, khi thực hành khí công, việc chuyển động linh hoạt và liên tục 2 khớp vai và 2 khớp cổ tay lâu dài có tác dụng hoạt hoá toàn bộ các khớp qua đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến bệnh viêm khớp. Ngoài ra, giống như nhiều phương pháp khí công khác, Phất thủ liệu pháp còn có tác dụng tăng cường chức năng của các cơ quan và điều hoà khí hoá giữa các phủ tạng qua đó có thể điều chỉnh tình trạng “tự miễn dịch” trong các chứng viêm khớp mãn tính.

Thực hành: Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai. Các ngón chân bám chặt mặt đất. Bụng dưới hơi thót lại. Ngực hơi thu vào. Vai xuôi tự nhiên. Hai mắt khép nhẹ. Đầu lưỡi chạm nướu răng trên. Tâm ý hướng vào Đan điền. Hai cánh tay, bàn tay và ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu tay. Đưa hai cánh tay về phía trước động thời hít vào. Dùng lực vẩy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm tay đồng thời với thở ra và nhíu hậu môn lại. Khi hết tầm tay ra phía sau thì hai cánh tay theo đà của luật quán tính sẽ trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Một lần hít vào và một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Để chữa bệnh cần thực hành mỗi lần từ 800-1000 cái. Mỗi ngày 2 lần. Động tác lắc tay cần phải nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ cần dùng sức bình thường ứng với nhịp thở điều hòa để có thể làm được nhiều lần. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dồi dào để có thể thực hành hàng ngàn cái mỗi lần.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Phòng trị bệnh viêm khớp ở mọi lứa tuổi

O tre em, benh xuong khop rat da dang va co nhung dac diem rieng, co the ke ra nhu: thap khop cap, viem khop thieu nien, viem cot song dinh khop, viem khop mu do vi khuan lao, di dang cot song, coi xuong...

Mot so benh xuong khop co tinh chat gia dinh. Loi song cua cha/me dong vai tro quyet dinh suc khoe cua con cai. Neu cha/me hut thuoc la uong ruou nhieu, mac cac benh cam cum do virus, hay dung thuoc khong hop ly trong thoi ky mang thai co the dan toi su xuat hien nhung di tat co xuong khop o con cai cua ho.

Tre em co he mien dich chua hoan thien thuong mac cac benh tai mui hong nhu viem hong hat, viem amidan, viem xoang, viem mu ngoai da. Do chinh la dieu kien thuan loi de vi khuan xam nhap vao co the gay ra nhieu benh o khop: thap tim, viem khop nhiem khuan... Phong ngua cho tre la nen dieu tri kip thoi va dut diem cac nguyen nhan nhiem khuan tren.

Dinh duong dong vai tro rat quan trong trong xuat hien benh ly co xuong khop. Voi tre em, co the can rat nhieu canxi, Vitamin D, protein va cac chat khac de xay dung khung xuong. Do vay, neu che do an uong khong du chat va so luong thi tre de bi suy dinh duong, dan den benh coi xuong.

Ngoai ra viec mang vac nang, ngoi sai tu the ngoi lau ngay... cung la mot nguyen nhan pho bien, gay lech vai, ton thuong xuong song hoac gu, cong, veo cot song...

Doi voi do tuoi trung nien, nguyen nhan chu yeu gay ra gay xuong la do chan thuong, thoai hoa khop, benh gout, loang xuong giai doan som. Ngoai nguyen nhan do sinh ly co the theo lua tuoi thi che do an uong khong khoa hoc cung la tac nhan gay hai ve xuong khop. Mot so nguoi dau nhuc do xuong khop co nang thuong hay tu y uong thuoc de giam dau cung la nguyen nhan gay hu xuong va thoai hoa khop. De phong ngua benh, can kieng cu, tiet che, dieu do trong an uong.

Doi voi nguoi tren 60 tuoi, ty le mac benh xuong khop len toi 60%. Do la thoai hoa khop, loang xuong, gay co xuong dui, dau cot song that lung, gut, ung thu xuong... Cang ve gia chat luong xuong cang yeu dan, vo xuong khong chac chan nhu luc tuoi tre, nen rat de gay co xuong dui khi co mot sang chan nhe. Bien dang cac khop xuong lau ngay co the gay thoai hoa tao hinh anh gai xuong hoac mot bien dang bat thuong co the gay ung thu xuong voi su dau nhuc dai ngay...

De phong ngua, nen co su tam soat dinh ky moi 6 thang voi kiem tra tong quat co su huong dan cua bac si chuyen khoa. Ngoai ra can co mot che do an uong, sinh hoat lanh manh, ket hop voi che do thuoc men phu hop voi dac diem benh ly cua nguoi cao tuoi.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp và cách điều trị

Viêm đa khớp dạng thấp là 1 bệnh viêm khớp mãn tính, biểu hiện của bệnh là sưng nóng đỏ ở các khớp đặc biệt là các khớp nhỏ như khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân. Khi bị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân không những bị giới hạn cử động hàng ngày mà còn có thể bị tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể như các bệnh về tim, phổi, gan, thận…Vậy viêm khớp dạng thấp là gì? Tại sao nó lại có sức tàn phá đến thế?

Cứng khớp buổi sáng là triệu chứng thường gặp trong Viêm khớp dạng thấp, có thể kéo dài trên 1 giờ. Một số bệnh lý khác cũng có thể gây cứng khớp buổi sáng như thoái hóa khớp, nhưng thường không kéo dài như Viêm khớp dạng thấp, mà chỉ khoảng dưới 30 phút.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm, v.v. Ở những bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh.

Do đặc điểm này, Viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể.

Chính xác nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh trong Viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ.

Tuy nhiên một số yếu tố được tìm thấy có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của Viêm khớp dạng thấp, như yếu tố môi trường và di truyền. Các nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan giữa Viêm khớp dạng thấp với một số tác nhân gây bệnh như vi trùng hoặc virus.

Ai là dễ bị mắc bệnh?

Khoảng 0,5% đến 1,5% dân số trên thế giới bị Viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là 30-50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 tới 3 lần.

Viêm khớp dạng thấp có khi khó phát hiện vì bệnh có thể bắt đầu bằng những triệu chứng mơ hồ, như đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có thể có triệu chứng tương tự.

X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Không thể chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc một kết quả xét nghiệm, mà phải là tổng hợp của tất cả các yếu tố đã nêu trên.

Vì vậy cần thiết phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác của Viêm khớp dạng thấp và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp mới

Hiện nay, điều trị chủ yếu theo hướng làm giảm các cơm đau khớp, chống viêm, kiềm chế sự tiến triển xấu của bệnh và giúp duy trì hoạt động của khớp.Các thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp gồm các thuốc giảm đau, chống viêm: Korulac, Doxicyclin, Efferalgan, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid …hoặc có thể dùng hỗn hợp: Hydrocortisol, Novacain, Vitamin B12 ( được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp đau). Các thuốc này rất kích ứng với dạ dày và thận, nếu sử dụng lâu ngày sẽ gây đau dạ dày và hại thận. Các thuốc này chống chỉ định với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày, tá tràng, suy thận. Chính vì điều này trong các đơn thuốc điều trị bệnh viêm khớp thường kèm theo nhóm thuốc về đường tiêu hóa như: Medoprazole, Salazopyrine, Borini-K... Nhưng theo thời gian, thì bệnh vẫn tiến triển và để lại biến chứng rất nặng là cho người bệnh như dính khớp và biến dạng khớp ... 

Với những bệnh nhân bị bệnh viêm khớp dạng thấp thì tốt nhất nên điều trị bằng Đông y  vì thuốc đông y đi vào điều trị căn nguyên sinh ra bệnh nên  mới tái tạo được các khớp bị tổn thương, và duy trì được hoạt động của khớp. Vì bệnh này là bệnh tự miễm nên phải uống thuốc trong thời gian dài vì vậy uống thuốc đông y rất an toàn cho người bệnh, nó không gây ảnh hưởng đến dạ dày và thận ...

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Những lưu ý khi tiếm khớp cho người bị cơ xương khớp

Với sự ra đời rất sớm của ngành thấp khớp học, các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị bệnh lý xương khớp thực sự không đơn giản, các bác sĩ nội khoa phải qua những khóa đào tạo chuyên ngành khớp và chuyên sâu.
Hiện nay, khi mà y học phát triển, các kỹ thuật chuẩn đoán và  điều trị bệnh viêm khớp ngày càng hiện đại. Tuy nhiên để tiêm cho người bệnh, phải là những bác sỹ có chuyên môn về bện

Kỹ thuật tiêm khớp được ứng dụng 60 năm nay. Năm 1951, Hollander nghiên cứu đầu tiên tác dụng của tiêm thấm corticoid vào khớp. Vậy ai có thể thực hiện được kỹ thuật này? Đó là các bác sĩ khớp, bác sĩ chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng đều có thể ứng dụng kỹ thuật tiêm khớp trong công tác điều trị bệnh khớp.

Một số vị trí tiêm khớp cổ chân, khớp cổ tay và vai.

Những điều bệnh nhân cần hiểu khi được tiêm khớp? Khi thực hiện tiêm khớp, chúng ta nên giải thích cho người bệnh hiểu được mục đích tiêm, kết quả đạt được của tiêm khớp và các biến chứng trong và sau khi tiêm, phản ứng đau sau khi tiêm. Cần để vùng tiêm nghỉ 24-48 giờ, lưu băng dính 24 giờ. Đặc biệt trước khi tiêm cần biết các biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm khuẩn; teo da tại chỗ; biến chứng không nhiễm trùng (chảy máu chỗ tiêm, đau chỗ tiêm, tổn thương gân, tổn thương sụn).

Tuân thủ các chỉ định tiêm khớp

Thầy thuốc cần tuân thủ các chỉ định tiêm khớp, không được tiêm quá 4 lần/1 năm trên cùng một vị trí. Tiêm khớp cho các trường hợp như bị bệnh viêm khớp mạn tính (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến), bệnh gút, thoái hoá khớp đợt tiến triển, bệnh viêm quanh khớp vai, viêm điểm bám gân, hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân. Những bệnh nhân không uống được thuốc chống viêm như bị loét dạ dày tiến triển hoặc tăng huyết áp nặng có thể ứng dụng tiêm khớp.

Không nên tiêm khớp trong các trường hợp nào?

Vùng da tiêm khớp nóng đỏ do mới đắp thuốc. Nhiễm khuẩn tại chỗ, viêm các mô, áp xe, nhiễm khuẩn toàn thân, uống thuốc chống đông, prothefse trong khớp, chấn thương khớp, loãng xương tại chỗ, đái đường chưa bình ổn, dị ứng với chất tiêm.

Lợi ích của tiêm khớp

Kết quả của tiêm đem lại nồng độ thuốc tại chỗ tối đa, mang lại hiệu quả chống viêm tối đa và giảm lượng thuốc chống viêm. Tiêm khớp có hiệu quả trong điều trị các bệnh khớp vì viêm màng hoạt dịch giải phóng ra cytokine và protease, tiêm corticoid ức chế cytokine và protease làm giảm đau nhanh.

Tiêm thuốc nội khớp chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng

Điều quan trọng nên nhớ tiêm corticoid vào khớp chỉ làm giảm phản ứng viêm và giảm đau, việc tiêm chỉ chữa phần ngọn. Chính vì vậy, điều trị gốc mới là nền tảng.

Trước thực trạng lạm dụng tiêm các thuốc chống viêm corticoid và chỉ định tiêm rộng rãi, kỹ thuật tiêm chưa đúng và không tuân thủ nguyên tắc tiêm khớp, gây ra nhiều hậu quả nặng nề như nhiễm khuẩn khớp. Ảnh hưởng sức khỏe và chức năng vận động khớp, ảnh hưởng kinh tế gia đình và xã hội. Hậu quả nhiễm khuẩn khớp do tiêm khớp cũng là tiếng chuông thức tỉnh người bệnh và thầy thuốc nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định tiêm khớp. Mặt khác corticoid là con dao hai lưỡi, nó gây kích ứng dạ dày và thận, người có tiền sử bệnh dạ dày và thận thì không được sử dụng thuốc này.

Mỗi thầy thuốc và người bệnh nên xem xét “cái được và cái không được của tiêm khớp”. Là thầy thuốc chuyên khoa khớp, chúng tôi rất thận trọng khi bệnh nhân yêu cầu thầy thuốc cho tiêm khớp vì biết rằng người bệnh quá tin vào giá trị tiêm khớp.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Các bệnh ung thư liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp


 Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân rất có thể bị thêm một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư da, ung thư tuỷ….Đây là các bệnh rất nguy hiểm nên bạn cần có phương pháp phòng và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp kịp thời để tránh mắc một lúc nhiều bệnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.


Các bệnh ung thư có nguy cơ mắc cao

1. Bệnh ung thư phổi

Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao. Tuy nhiên, những người không hút thuốc mà bị viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ bị ung thư phổi do viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm phổi.

Vì vậy nếu bạn đang hút thuốc, bạn nên bỏ thuốc lá ngay lập tức. Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mà bị các bệnh về phổi nên tránh thuốc methotrexate hoặc leflunomide vì chúng sẽ làm phổi ngày càng yếu dần.

2. Bệnh ung thư da

Nghiên cứu chỉ ra rằng khối u hắc tố ác tính, một loại ung thư da nguy hiểm nhất có khả năng xuất hiện ở những người thường sử dụng chất ức chế hoại tử khối u (TNF inhibitor), do những loại thuốc này sẽ kìm hãm chức năng của hệ miễn dịch.

Một nghiên cứu vào năm 2007 tìm ra rằng những người mắc viêm khớp dạng thấp mà sử dụng các chất ức chế TNF này sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư da hắc tố.

Ngoài ra, những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ cao mắc các loại ung thư da khác có thể chữa trị được. Theo số liệu phân tích năm 2011, những người sử dụng chất ức chế TNF sẽ tăng 45% nguy cơ mắc ung thư da không hắc tố.

3. Bệnh ung thư tủy

Theo nghiên cứu năm 2008, những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tăng 17% nguy cơ mắc bệnh này. Điều này được giải thích do những bệnh nhân bị chứng bệnh này trong thời gian dài sẽ sản xuất quá mức các loại protein kháng thể trong máu (gây hội chứng tăng globulin huyết).

4. Bệnh ung thư hệ bạch huyết non-hodgkin và bệnh hodgkin

Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ 2 loại bạch huyết non-hodgkin và bệnh hodgkin. Đây là các loại ung thư tế bào miễn dịch (tế bào bạch huyết).

Nghiên cứu năm 2003 trên 76.000 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cho thấy: nguy cơ mắc ung thư hệ bạch huyết cao gấp 2-3 lần so với những người bình thường.

Theo GS BS Hochberg, trường ĐH Y Maryland (Baltimore), điều này có thể là do hệ miễn dịch bị kích thích mãn, thường xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm khớp nặng trong thời gian dài mà không có sự kiểm soát kịp thời và đúng hướng.

5. Bệnh ung thư hệ bạch huyết liên quan đến chất ức chế TNF

Những người sử dụng Humira, một loại chất ức chế TNF điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ tăng nguy cơ phát triển ung thư hệ bạch huyết non-hodgkin hiếm gặp và nguy hiểm.

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Giảm đau nhức xương khi trời ẩm

Thời tiết miền Bắc đang vào mùa nồm ẩm, khiến nhiều người bị bệnh viêm khớp, đau khớp xương, sưng khớp gối, di chuyển khó khăn. Ngoài điều trị bệnh viêm khớp bằng thuốc, ăn uống cũng giúp phòng chống, giảm đau chứng bệnh này.

Người nào dễ mắc?

Theo BS Trần Văn Bản (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Ðông y Việt Nam), những biểu hiện của bệnh viêm khớp trên trong Đông y gọi là chứng tý. Nguyên nhân do thời tiết ẩm thấp, tiếp xúc (lao động, nằm ngồi...) nơi ẩm ướt, hoặc làm việc mệt nhọc, gặp mưa rét làm chính khí hư yếu và 3 thứ khí gồm: Phong, Hàn, Thấp thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở kinh lạc, gân cơ, xương khớp, khiến khí huyết không lưu thông được mà sinh bệnh.

Người bệnh có cảm giác đau tăng lên khi trời lạnh, ẩm ướt và giảm đi khi trời nóng... Nếu để bệnh lâu sẽ khiến các khớp ngón tay, ngón chân đau, sưng to, cứng, hạn chế vận động, tổn thương tâm, can, thận, khí huyết, mất ngủ, gầy yếu, xanh xao...

Tây y có những bệnh danh cụ thể như thấp tim, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp, khô khớp, viêm màng hoạt dịch ... Một số ít bệnh thấp khớp thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi như thấp tim, viêm khớp mạn tính, đau nhức xương...

Theo GS.TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam, các chứng bệnh liên quan đến viêm khớp gặp nhiều ở vùng khí hậu có độ nóng, ẩm cao. Những người thừa cân, gia đình có người đã bị bệnh khớp nguy cơ mắc cao hơn, do bệnh viêm khớp có tính di truyền. Nữ dễ mắc hơn nam. Những vận động viên, người lao động chân tay, người hút thuốc lá, sơn sửa móng tay, thợ sơn... do hay dùng acetone và thuốc trừ sâu nên dễ bị viêm khớp hơn.

Viêm khớp đang có xu hướng tăng ở người làm việc lâu với máy tính, khiến cổ và gáy mỏi cứng, không linh hoạt, có lúc đau lưng, vai, hay tê dại nửa người. Tuổi tác cũng tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh thấp khớp. 1/2 số người từ 65 tuổi trở lên bị viêm khớp, nhưng chỉ 1/250 trẻ em bị bệnh này.

Tình trạng đau xương khớp khi thời tiết thay đổi có nhiều nguyên nhân, có thể là do mắc chứng viêm khớp mạn tính, viêm xương hoặc do tuổi tác... nên cần đi khám để được bác sĩ điều trị đúng.

Cũng theo GS.TS Trần Ngọc Ân, các bệnh khớp đều bắt đầu với triệu chứng đau, trong khi thuốc thấp khớp rất đa dạng và nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, khi bị đau khớp, cần tới bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị, và phải điều trị đúng theo y lệnh. Không tự ý dùng các loại thuốc đang bán trôi nổi trên thị trường, hay thuốc của các thầy nang băm ... vì rất dễ để lại  biến chứng nặng nề. Điều trị các biến chứng cũng rất khó khăn, kéo dài, tốn kém. 

Thực phẩm cải thiện đau khớp



Theo BS Trần Văn Bản, tuy thức ăn không thể thay thuốc, nhưng ăn uống chọn lọc sẽ giúp giảm viêm, giảm đau khớp, rút ngắn thời gian phải dùng thuốc.

Có nhiều món ăn tốt cho người bị khớp như: Đu đủ, dứa, chanh, bưởi có men kháng viêm, sinh tố C giúp kháng viêm. Các hoa quả giàu vitamin C khác như dâu tây, mâm xôi, đào, xoài, tảo bẹ, nghệ, nấm, trà xanh... cũng giúp kháng các phản ứng viêm.

Một số thảo dược như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây, đinh hương, các loại gia vị... giúp chống lại những phản ứng có hại. Quả bơ, cà rốt, khoai lang giúp kháng ôxy hóa, bảo vệ bao khớp và đầu xương. Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí chống dị ứng, cung cấp chất vôi để bảo vệ đầu xương khi độc chất xói mòn trong ổ viêm...

Các ngũ cốc như gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen, đậu nành và các loại rau xanh (súp lơ xanh, cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu, hạt mầm)... có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa, giàu năng lượng. Súp lơ xanh giàu vitamin K, C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà chua làm bớt đau khớp (hạt cà chua giảm đau, chống viêm khớp).

Khi đau khớp, viêm khớp cần tránh ăn các thức ăn nhiều chất phốt-pho (có trong thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến), thịt đỏ, sản phẩm bơ sữa vì tuy giàu protein, vitamin, khoáng chất nhưng lại quá nhiều chất béo làm tăng viêm, giảm canxi và tình trạng bệnh xấu đi. Không nên ăn ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, đồ đông lạnh, thức ăn chiên rán kỹ vì dễ bị dị ứng, viêm nặng hơn.

Hạn chế bánh kẹo, đồ uống ngọt có nhiều đường, phốt pho vì dễ tăng viêm tấy. Các thực phẩm chất béo cao, hải sản (sâm, tảo biển, cá biển, tôm biển...), các sản phẩm quá chua quá mặn cũng không nên ăn vì sẽ tăng gánh nặng cho khớp.

Theo BS Phan Dung, Trung tâm Tư vấn sức khỏe người cao tuổi (Hà Nội), miền Bắc hiện đang mùa chuyển mùa, nồm ẩm, dễ sinh đau khớp. Do đó rất cần giảm độ ẩm thấp trong phòng đề phòng phát sinh bệnh. Khi đang đau không nên ăn đồ lạnh, cá đồng, baba, cà pháo, măng vì gây nhức xương khớp. Nên ăn những món có gia vị xương xông, lá lốt (chả xương xông, lá lốt, chuối ốc, đậu phụ, bò cuốn lá lốt...) để phòng bệnh. Nên dùng thuốc bổ sung canxi, vitamin nhưng phải có bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng bệnh khớp. Và để chữa dứt điểm bệnh viêm khớp, tốt nhất nên điều trị theo Đông y.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Coi chừng mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Cho tới hiện nay, viêm đa khớp dạng thấp vẫn (VDKDT) là một thách thức cho y học. Bệnh này đứng hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế vì nó biến chứng rất nhanh, làm cho bệnh nhan mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong.


Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm tất cả các  khớp trên cơ thể, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động.

Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt.

Cứng khớp buổi sáng là triệu chứng thường gặp trong viêm đa khớp dạng thấp, có thể kéo dài trên 1-2 giờ. Một số bệnh lý khác cũng có thể gây cứng khớp buổi sáng như thoái hóa khớp, nhưng thường không kéo dài như VDKDT, mà chỉ khoảng dưới 30 phút thì các khớp lại hoạt động được bình thường.

Tổn thương khớp đặc trưng của VDKDT là viêm màng hoạt dịch, phá hủy dịch khớp, sụn và bào mòn xương dưới sụn, gây hủy hoại khớp không hồi phục dẫn đến mất chức năng vận động.

Tại sao bị viêm đa khớp dạng thấp?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm, v.v. Ở những bệnh nhân VDKDT, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, ở đây là dịch khớp trong các ổ khớp, dẫn tới các biểu hiện của bệnh.

Do đặc điểm này, VDKDT được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể.

Chính xác nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh trong VDKDT vẫn chưa được biết rõ.

Tuy nhiên một số yếu tố được tìm thấy có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của VDKDT, như yếu tố môi trường và di truyền. Các nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan giữa VDKDT với một số tác nhân gây bệnh như vi trùng hoặc virus.

Ai dễ bị viêm đa khớp dạng thấp?

Khoảng 0,5% đến 1,5% dân số trên thế giới bị VDKDT. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là 30-50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 tới 3 lần.

VDKDT có khi khó phát hiện vì bệnh có thể bắt đầu bằng những triệu chứng mơ hồ, như đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có thể có triệu chứng tương tự.

X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Không thể chẩn đoán VDKDT dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc một kết quả xét nghiệm, mà phải là tổng hợp của tất cả các yếu tố đã nêu trên.

Vì vậy cần thiết phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác của VDKDT và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Muốn khỏi bệnh phải kiên trì

Do VDKDT là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Vì VDKDT là một bệnh mạn tính, nên việc điều trị sẽ kéo dài.

Điều trị hiện nay giúp hầu hết bệnh nhân cải thiện được triệu chứng và duy trì chức năng vận động. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải bắt đầu điều trị nội khoa (điều trị theo Đông y) thích hợp càng sớm càng tốt, trước khi quá trình hủy hoại khớp không hồi phục xảy ra.

Bên cạnh sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị VDKDT.

Những chế độ ăn uống cân bằng, giảm chất béo bão hòa, giàu omega-3, v.v. sẽ giúp ích cho bệnh nhân. Các hoạt động thể lực luyện tập thường xuyên như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe đạp có lợi cho khớp.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Khi nói về bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiều người thường nghĩ là bệnh chỉ gặp ở người cao tuổi và những người ít vận động, thừa cân béo phì. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này không chỉ gặp nhiều ở người trung niên mà còn cả trẻ em.

>> ĐỊA CHỈ CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP TỐT VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
>> BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA ĐƯỢC GÂY RA BỞI THOÁI HÓA KHỚP
>> CÁCH CHỮA BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HIỆU QUẢ

Những di chứng nặng nề cho trẻ bị bệnh thoái hóa khớp: 

Không ít người trong đó có cả những người trong ngành y tế cho rằng bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng thực tế, căn bệnh này còn gặp nhiều ở tuổi thiếu niên và có thể trong quá trình phát triển của trẻ sẽ để lại những di chứng nặng nề.



BS. Mai Trung Dũng – Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện 354, cho biết: Hội nghị nhi khoa Quốc tế năm 1977 đã thống nhất tên gọi “Viêm khớp dạng thấp thiếu niên” để chỉ tất cả những bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ em dưới 16 tuổi. Đây là bệnh viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mạn tính, kết hợp với một số biểu hiện ngoài khớp. Về bản chất, bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em giống với ở người lớn nhưng khác ở kiểu phản ứng lâm sàng. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường để lại di chứng teo cơ cứng khớp, viêm mống mắt gây tàn tật suốt đời cho trẻ, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bệnh có 3 thể: Thể ít khớp, thể đa khớp và thể hệ thống. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể ít khớp được xác định bởi tình trạng viêm khớp xảy ra ở dưới 4 khớp và diễn biến qua 6 tháng. Thường xuất hiện ở các bé gái với tổn thương ban đầu ở các khớp lớn như: Khớp gối, cổ chân, khuỷu, cổ tay. Rất ít khi tổn thương các khớp nhỏ, khớp háng và cột sống. Nếu chỉ viêm một khớp thì thường là khớp gối, khớp sưng đau nhưng vẫn đi lại vận động được. Thể viêm khớp này thường diễn biến nhẹ nhưng nó cũng có thể gây ra hai di chứng nghiêm trọng, đó là: Viêm mống mắt và tình trạng chân bên bệnh dài hơn chân bên lành làm trẻ đi khập khiễng.

Ở thể đa khớp, bệnh này ở trẻ em được xác định với bởi tình trạng viêm từ 4 khớp trở lên và kéo dài trên 6 tháng. Trẻ bị viêm đa khớp thường bắt đầu bởi tình trạng sốt nhẹ kéo dài, mệt mỏi, ăn kém. Triệu chứng đa số bắt đầu từ một khớp, sau đó phát triển sang khớp khác với tính chất đối xứng, sưng đau, phù nề, có thể có tràn dịch khớp gối, bệnh hay gặp ở khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu.

Còn viêm khớp dạng thấp thể hệ thống gặp ở trẻ từ 5-7 tuổi, khởi phát cấp tính với biểu hiện toàn thân là sốt cao kéo dài, viêm các khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu, khớp ngón. Các khớp viêm sưng, nóng, đau, ít đỏ, có thể có tràn dịch khớp. Kèm theo các biểu hiện ngoài khớp với các ban đỏ ở thân mình, tứ chi nhất là lòng bàn tay, bàn chân. Ngoài ra còn có thể có các tổn thương nội tạng như tại gan, lách, hạch, viêm màng ngoài tim, viêm màng bụng, màng phổi… Bệnh tiến triển từng đợt, mỗi đợt vài tuần đến vài tháng, vài năm, thưa dần rồi khỏi, có thể để lại di chứng ở khớp. Một số trường hợp nặng dần rồi tử vong vì các biến chứng suy tim, suy thận do nhiễm tinh bột.

Cần điều trị và động viên tích cực: 

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể đa khớp là thể nặng nhất do cả số lượng khớp viêm nhiều lẫn tiến triển nặng nề. Bệnh thường tiến triển lâu dài, tăng dần đưa đến dính và biến dạng các khớp, teo cơ nhiều. Trẻ có thể gặp những khó khăn trong các hoạt động bình thường và cần được điều trị chăm sóc đặc biệt.

Điều quan trọng trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ là phải kiểm soát được tình trạng viêm khớp càng nhanh càng tốt. Việc sử dụng các thuốc đặc trị để chống viêm là hết sức cần thiết để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các di chứng về sau, tuy nhiên cần thận trọng các tác dụng phụ của nhóm thuốc này, để an toàn tốt nhất cho trẻ điều trị theo đông y kết hợp với các phương pháp trị liệu kết hợp sẽ đem lại hiệu qua điều trị rất hả quan. BS. Mai Trung Dũng cho hay, vì bệnh kéo dài mạn tính nên cần nâng đỡ về mặt tinh thần đối với bệnh nhi. Cần quan tâm đến việc học hành, phục hồi chức năng, tái giáo dục và chỉnh hình cho các em.

Trong vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng đối với trẻ viêm khớp dạng thấp thiếu niên, thì việc giữ gìn tốt chức năng vận động của khớp, duy trì sức cơ bằng cách làm giảm viêm tại khớp. Ngoài ra cần chú ý đến các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các biến chứng toàn thân, biến chứng do dùng thuốc. Các gia đình có trẻ bị mắc bệnh cần nâng đỡ tinh thần và biết cách chăm sóc. Có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý để kích thích sự phát triển cho trẻ.

Theo BS. Dũng, cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều chuyên ngành trong điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng như: Bác sĩ chuyên về khớp, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ tâm lý, chuyên viên vật lý trị liệu, nhóm công tác xã hội và quan trọng nhất là bệnh nhi và gia đình trẻ. Quá trình điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực của bệnh nhi và gia đình mới có kết quả khả quan.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Những lưu ý khi dùng thuốc viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, nó khá nguy hiểm vì khiến người bệnh đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến tàn phế mặt khác bệnh này còn biến chứng vào vào tim mạch và nội tạng rất nguy hiểm. Quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, thông thường là suốt cả cuộc đời người bệnh. Phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình, phục hồi chức năng và tái giáo dục lao động, nghề nghiệp.

Việc điều trị bệnh cụ thể phải tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển khác nhau của bệnh. Mỗi giai đoạn khác nhau đòi hỏi các thuốc và biện pháp hỗ trợ khác nhau. Có thể phân chia như sau:

Với thể nhẹ, giai đoạn I có thể dùng aspirin đường uống, để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày, thuốc phải được uống sau khi ăn no hoặc chloroquin (delagyl), dùng kéo dài vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày và thận.

Với thể trung bình, giai đoạn II có thể dùng spirin đường uống, delagyl. Dùng một trong những thuốc chống viêm không có steroid sau: profenid, ibuprofen, diclofenac, piroxicam.


Có thể dùng thuốc nhóm steroid liều trung bình 40mg prednison mỗi ngày rồi giảm dần, không nên dùng thuốc kéo dài vì dễ gây nghiện và gây đau dạ dày tá tràng.

Thể nặng tiến triển nhiều: steroid liều cao; prednisolon liều cao hoặc sử dụng đường tiêm; hemisucinat hydrocortison tĩnh mạch liều cao, rồi giảm dần liều, duy trì bằng liều tối thiểu.

Điều trị bằng ngoại khoa và vật lý: Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong hai trường hợp: cắt bỏ màng hoạt dịch khi bệnh chỉ còn khu trú ở một mình khớp gối và phẫu thuật chỉnh hình để phục hồi lại chức năng (thay thế bằng khớp nhân tạo bằng chất dẻo hay kim loại).

Điều trị vật lý đối với bệnh viêm khớp dạng thấp là một yêu cầu bắt buộc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các di chứng dính khớp và biến dạng khớp, nhằm tái giáo dục lại khả năng lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân. Điều trị vật lý bao gồm điều trị bằng điện (điện xung, điện phân…); bằng tay (xoa bóp phục hồi chức năng, day bấm huyệt…), nước khoáng (tắm hoặc ngâm nước khoáng nóng; tắm bùn…) kết hợp với các biện pháp tập vận động thụ động và chủ động.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc và lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của từng bệnh nhân, vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa và tuân thủ chặt chẽ chỉ định thuốc của bác sĩ. Ngày nay, các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tốt nhất nên điều trị theo Đông y vì cho hiệu quả lâu dài mà không gây tác dụng phụ đến dạ dày và thận.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp tiến triển như thế nào

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một căn bệnh mà ít ai có thể ngờ. Nó luôn tiềm ẩn trong mỗi cơ thể. Có nhiều người bệnh mặc dù đã biết mình bị khớp nhưng lại không chú ý chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Những loại bệnh viêm đa khớp như thế này rất dễ gây ra tàn phế chính vì thế mỗi cá nhân nên tự chăm sóc bản thân mình tốt hơn.


 Những biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là: cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau cân đối hai bên. Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bạn đã bị bệnh giai đoạn nặng. Khi có những biểu hiện đáng ngờ, xảy ra thường xuyên, cần đi kiểm tra.

Cách chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp


Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một căn bệnh không dễ chữa khỏi. Khi cơ thể sinh ra những chất chống lại chính những khớp của mình và gây đau. Khi xuất hiện những biểu hiện trên thì bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện hoặc những trung tâm y tế lớn để được điều trị kịp thời.

Đặc trưng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng viêm màng bao khớp, do đó các khớp bị viêm phải sưng lên, có thể gặp ở bất kỳ khớp nào nhưng các khớp bàn ngón tay, cổ tay, gối hay bị tổn thương, thường là đối xứng hai bên. Tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn so với tình trạng thoái hóa khớp. Khi bị đau nhiều khớp không nhất thiết phải là viêm đa khớp dạng thấp mà có thể bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên nếu chỉ bị viêm một khớp cũng không thể loại trừ viêm đa khớp dạng thấp.

Một khi khớp đã bị hư hại và biến dạng thì việc dùng thuốc không có tác dụng. Phẫu thuật tái tạo khớp giúp bệnh nhân có thể sử dụng khớp của mình không đau đớn. Đối với khớp gối và khớp háng, có thể dùng biện pháp thay khớp nhân tạo. Với các khớp khác như cổ tay, cổ chân, có thể hàn cứng khớp giúp bệnh nhân giảm đau đớn, đi lại hay làm nặng được.