Như chúng ta đã từng biết, mật gấu là vị thuốc vô cùng hiếm, dùng trị chấn thương, đau nhức do bị tích tụ huyết, người kiệt sức, suy tim mạch, suy thận…
Tuy nhiên, mật gấu thiên nhiên không dễ dàng mà có được, nuôi gấu lấy mật cũng rất tốn kém và nguy hiểm. Dưới đây, xin được giới thiệu tới bạn đọc bài thuốc quý từ cây gấc của dòng họ Lý, dân tộc Sán Dìu (huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).
Gấc thuộc loại dây leo, lá và dây màu xanh đậm. Hạt gấc chữa trị nhiều bệnh có giá trị hiệu quả cao, dễ tìm, dễ chế biến và dễ sử dụng, tác dụng dược tính hiệu nghiệm không kém mật gấu.
Hạt gấc (quả chín cây) màu xám sẫm, tròn hoặc từa tựa bánh xe răng cưa, vỏ cứng chọn lấy 30 đến 45 hạt đem rửa thật sạch, để ráo, nướng vàng một mặt, còn mặt kia nướng gần cháy lớp vỏ trên bếp tha củi. Sau đó, mang hạ thổ. Tiếp đến, bóc hết lớp vỏ, cho phần nhân vào cối, dùng chày giã nhỏ, gần nát (lưu ý không được dùng máy xay sinh tố để xay, vì như vậy sẽ làm mất hết công dụng của hạt gấc).
Đem tất cả cho vào bình thủy tinh (tuyệt đối không được sử dụng bình bằng nhựa), rồi dùng 1-2lít rượu gạo ngâm vào (rượu càng nặng, càng tốt). Ngâm khoảng 1 tháng rượu thuốc sẽ hóa đỏ bầm, mùi hơi hắc, vị chát đắng là có thể đem ra sử dụng (ngâm càng lâu, càng có tác dụng), chỉ xoa bóp chứ không được uống.
Công dụng: Chữa các bệnh như đau cơ, đau khớp, các vết đau bầm tím… Mỗi lần từ 5-10ml rượu, xoa bóp, chà xát đều vào vùng tổn thương.
Lưu ý: Không bôi lên các vết thương hở. Tác dụng sau nửa giờ. Ngoài ra có thể ngậm trong miệng chữa các bệnh như sâu răng, viêm họng, viêm nướu (lợi), chảy máu chân răng. Đặc biệt, chữa được bệnh quai bị (không phân biệt lứa tuổi), 4 hạt gấc rang cháy, tán nhuyễn, một phần cho vào 10ml nước, khuấy đều, chia làm 2 phần uống trong ngày, uống liên tục 5 ngày. Một phần dùng đắp lên vùng bị quai bị.
Tuyệt đối lưu ý: Hạt gấc có độc, không được uống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét