Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Đau lưng có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế nếu như cơn đau của bạn kéo dài hơn 1 tuần thì bạn nên đi gặp bác sĩ, vì rất có thể nó là triệu chứng của bệnh nào đó nghiêm trọng cần được chữa trị sớm. Để chẩn đoán 1 cách chính xác nhất đau lưng, bác sĩ sẽ thực hiện 1 bài kiểm tra thân thể và có thể sẽ xem lại lịch sử bệnh án của bạn để xem có vấn đề gì trong quá khứ khiến bạn bị đau lưng. Nếu như các bác sĩ cảm thấy bạn đã bị thoát vị đĩa đệm nhưng chưa chắc chắn thì họ sẽ yêu cầu bạn thực hiện chẩn đoán hình ảnh.
Có 2 loại chẩn đoán hình ảnh phổ biến thường được sử dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là:
Chụp cổng hưởng từ MRI
Tuy phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất là chụp X-quang, thế nhưng trong một số trường hợp, phương pháp này không có khả năng cho một sự chẩn đoán thật sự chính xác. Khi đó, bác sĩ sẽ phải cần đến phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI, phương pháp bày là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán hình ảnh khi giải quyết đau lưng. Chụp MRI sử dụng các từ trường, máy tính và sóng radio để tạo ra 1 bức ảnh rất chi tiết về cơ, dây chằng, các cơ quan, đĩa đệm, và các phần khác của cột sống.
Chụp cắt lớp CT
Chụp cắt lớp là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến khác có thể sử dụng để chẩn đoán đau lưng. Phương pháp này sử dụng một chiếc máy tính rất mạnh và máy X-quang để tạo ra bức ảnh 3 chiều về cột sống. Thay vì chỉ chụp được 1 bức ảnh ở 1 vùng như phương pháp X-quang thông thường, chụp cắt lớp cho các bức ảnh về khăp nơi trên cơ thể và tạo ra một cái nhìn chi tiết hơn về cột sống.
Các dạng thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có 4 dạng khác nhau theo thứ tự nặng dần là phồng đĩa đệm, lệch đĩa đệm, lồi đĩa đệm và rời đĩa đệm. Lưu ý rằng, khả năng bị chuyển sang các dạng tổn thương đĩa đệm nghiêm trọng hơn có thể xảy ra, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chấn thương đĩa đệm.
1. Phồng đĩa đệm
Khi đĩa đệm bị phồng rất hiếm khi gây ra triệu chứng gì. Thông thường, những bệnh nhân bị phồng đĩa đệm đơn thuần biết rằng mình đã bị tình trạng này. Phồng đĩa đệm là khi 1 chỗ phồng xuất hiện ở bên ngoài đĩa đệm và nó vẫn nằm ở bên trong đĩa đệm, không có vết nứt và vết rách nào ở trên đĩa đệm. Vì vết phồng này rấ nhỏ nên nó thậm chí không gây ảnh hưởng gì đến các mô, dây thần kinh, tủy sống bao quanh.
2. Lệch đĩa đệm
Đây là giai đoạn tiếp theo của phồng đĩa đệm và bạn có thể bắt đầu cảm thấy các triệu chứng như đau đớn, tê buốt và đau râm ran ở ngoài da. Khi 1 đĩa đệm bị lệch tức là chỗ phồng đã lớn hơn và rất có thể gây ra nhiều vấn đề.
3. Lồi đĩa đệm
Khi bị lồi đĩa đệm, chỗ phồng nay đã bị nứt ở bên mặt ngoài của đĩa đệm và nhân đệm bên trong rò rỉ ra ngoài và đi vào các chỗ trống của ống tủy sống. Khi đó nó có thể gây ra áp lực đè nén lên các mô, dây thần kinh tủy sống xung quanh.
4. Rời đĩa đệm
Đây là giai đoạn cuối cùng của hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Khi rời đĩa đệm xảy ra, một hoặc một số mảnh vật chất bị rò rỉ rời hẳn ra ngoài phần chính của đĩa đệm và trôi nổi xung quanh ống tủy sống. Khi đó, nó có thể khiến cho bạn ít đau hơn do các vật chất trôi nổi tự do này không còn đè nén lên các dây thần kinh tủy sống nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét