Bệnh đau cột sống (đau lưng) là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Có đến 80 % số người mắc bệnh đau cột sống là nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may…những người thường xuyên phải ngồi một chỗ hoặc ít vận động. Đau nhói ở cột sống có thể phòng ngừa được nếu bạn có chế độ ăn uống, học tập và làm việc hợp lý.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh đau cột sống
Đau cột sống - đau lưng có rất nhiều nguyên nhân
1. Đau cột sống do căng cơ, bong gân cột sống, và co thắt.
Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau cột sống lưng là do tổn thương của cơ lưng ( chúng căng cơ ) hay dây chằng (chứng bong gân ). Cả hai chứng bệnh này có thể xẩy ra vì nhiểu lý do như nhấc vật nặng lên không đúng cách, tập tạ quá sức và tư thế vận động sai lệch. Chẳng hạn như khi bạn xoay mình ở vùng eo, phần dưới lưng là điểm quay nên dể bị căng cơ nhất (xem hình vẽ)
Đôi khi bị căng cơ hay bong gân người ta cảm thấy đau ngay, nhưng có những trường hợp khác thì chỉ thấy đau và lưng cứng đơ về sau.Một cơ bị tổn thương có thể “thắt lại” gây ra chứng co thắt nhằm giữ cho vùng bị tổn thương bất động giúp tránh bệnh trở thành nặng hơn
2- Bệnh Đau cột sống do mắc các bệnh viêm xương-khớp (osteoarthritis)
Đau cột sống mãn tính cũng có thể liên quan đến các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh gai cột sống, thoát vị của các đĩa liên hợp sẽ làm mất chất đệm giữa các đốt sống làm cho các đốt sống này dồn ép bào nhau khiến toàn phần lưng, cột sống bị đơ cứng, đau nhức
3- Đau cột sống do đĩa liên hợp thoát vị (thoát vị đĩa đệm)
Khi ta hoạt động quá sức, hay do tuổi già sẽ làm cho các đĩa đệm bị bào mòn, thoát khỏi vị trí gây trấn thương ảnh hưởng đến cột sống
Khi đĩa đệm thoát vị cấn vào một trong 50 dây thần kinh từ dây cột sống chạy ra thì bênh nhân sẽ thấy gây ra đau cột sống (đau lưng) . Dây thần kinh tọa (sciatic nerve) chạy từ dây cột sống xuống tới chân là dễ bị ãnh hưởng nhất. Khi dây thần kinh này bị đè nén hay viêm sưng thì sẽ làm đau gắt và nhói nơi lưng dưới, mông và chân (bệnh sciatia )
4-Bệnh loãng xương cũng có thể gây đau cột sống
Khi tuổi cao lượng calcium trong xương giảm và mật độ xương giảm theo làm cho xương trở nên sốp và dòn hơn. Đó là bệnh loãng xương.
Nhưng tại sao bênh loãng xương lại liên quan tới đau cột sống lưng? Vì nếu bạn bị loãng xương thì khi hoạt động hàng ngày cũng có thể làm xương của bạn dễ bị vỡ, gãy..làm đau cột sống lưng
5- Đau cột sống do viêm, lao cột sống
Cũng còn có những nguyên nhân khác gây cột sống bị đau như bệnh vẹo cột sống (scoliotis), bệnh ung thư cột sống, bệnh nhiễm khuẩn cột sống. hội chứng đuôi ngựa, bệnh lao cột sống,…
Nếu bạn bị đau cột sống lưng nhiểu thì nên đi bác sĩ khám để định bệnh và chữa trị Bác sĩ thường ra sẽ khám lưng và đánh giá khả năng ngồi, đứng, đi và nhấc chân của bạn.
Sau đó bác sĩ sẽ dùng búa cao su để trắc nghiệm phản ứng của bạn nhằm xác đinh xem chứng đau cột sống lưng từ đâu ra hay bạn có bị chứng co thắt hay không… Nhờ vậy bác sĩ sẽ có thể loại bỏ đươc những nguyên nhân đau lưng nghiêm trọng hơn.
Đau cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng như đau thắt lưng, gù lưng, vẹo cột sống.. làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy khi có triệu chứng đau cột sống bạn không nên xem nhẹ mà cần phải tìm ra nguyên nhân để có cách điều trị dứt điểm
Triệu Chứng của bệnh đau cột sống, thoái hóa cột sống
Triệu chứng chính của bệnh thoái hoá cột sống là đau nhói và/hoặc đau mãn tính, suy nhược, hạn chế vận động và mất cảm giác. Nếu thoái hoá cột sống dẫn tới đè, nén hoặc chấn thương tuỷ sống thì tình trạng suy nhược và hạn chế vận động sẽ nghiêm trọng hơn đáng kể. Chức năng của bàng quang, đường ruột và tình dục cũng bị giảm đi đáng kể. Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào vị trí cột sống bị tổn thương.
Hướng điều trị
Điều trị thoái hoá cột sống phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, không cần thiết phải phẫu thuật. Biện pháp đầu tiên là nằm nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp ở lưng và cải thiện tính linh hoạt, vận động.
Vật lý trị liệu giúp điều trị bệnh đau cột sống
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng đối với những người đau nặng. Phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân đau mãn tính nặng, tổn thương dây thần kinh và mất kiểm soát đối với bàng quang và ruột. Thủ thuật phẫu thuật được sử dụng khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Nếu thoái hoá cột sống do thoát vị đĩa đệm, có thể được phẫu thuật để khôi phục lại cấu trúc bình thường. Ở những bệnh nhân hẹp tuỷ sống, phẫu thuật giúp giảm áp lực lên cột sống tạm thời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét